Thứ hai, 29/04/2024 02:11 (GMT+7)

Hai nhóm giải pháp bảo tồn hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long

Lê Kế -  Thứ tư, 30/08/2023 08:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 29/8, tại cuộc họp thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã thông tin các giải pháp bảo tồn giữ gìn hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long.

Hòn Trống Mái là một trong số nhiều hòn đá vôi trên Vịnh Hạ Long, có hình dạng giống một đôi gà trống-gà mái quay đầu vào nhau.

Theo ông Vũ Tiên Cường – Trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long, do nằm ở vị trí độc lập, dưới sự tác động của sóng gió, nước biển, khí hậu tự nhiên và cả nhân tạo, hòn Trống Mái trải qua quá trình hoạt động địa chất có cấu tạo đơn nghiêng với nhiều hệ thống khe nứt.

Hiện nay, hòn Trống Mái tồn tại 40 khối đá (gồm 11 khối trên hòn Trống và 29 khối trên Hòn Mái) có nguy cơ cao bị trượt, đổ, lở. Các hệ thống đứt gãy trong khu vực chính là nguyên nhân khách quan tất yếu của các trường hợp sạt lở, đổ lở đảo đá trên Vịnh Hạ Long.

tm-img-alt
Hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long

Cụ thể, các hòn bị sạt lở gồm: Hòn 649 (bị sạt lở năm 2013), hòn Thiên Nga (năm 2016), hòn Bề Hẹn Đông (năm 2019) và hòn 365 (năm 2020). Hiện tượng này đã xảy ra rất nhiều trong quá khứ hàng triệu năm qua, đang diễn ra và sẽ còn diễn ra trong tương lai.

Bản thân một số hòn điển hình, có hình dạng đặc sắc như hòn Trống Mái, Con Cóc, Chó Đá, Đầu Người… đều được tạo ra bởi chính hiện tượng trượt lở, sạt lở trên Vịnh.

Tháng 11/2020, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đề xuất với UBND tỉnh bổ sung nhiệm vụ “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long” vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nhiệm vụ đã được nghiệm thu ngày 25/8/2023, đơn vị chủ trì thực hiện đã đưa ra được các giải pháp giảm thiểu các tác động trực tiếp và giữ ổn định hòn Trống Mái.

Cụ thể, về các giải pháp xã hội và ngắn hạn nhằm giảm thiểu mức độ tác động lên hòn Trống Mái, đề nghị các doanh nghiệp và các chủ phương tiện vận tải khách có hành trình qua các điểm tham quan vịnh Hạ Long khi di chuyển qua khu vực hòn Trống Mái phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động trực tiếp cũng như phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ qua khu vực hòn Trống Mái như giảm tốc độ di chuyển phương tiện tới mức thấp nhất (10km/h), giữ khoảng cách tiếp cận gần hòn Trống Mái tối thiểu 70m, áp dụng các biện pháp cảnh báo bằng tín hiệu trên phương tiện để tránh ùn tắc giao thông và va chạm tại khu vực tham quan; phổ biến nâng cao ý thức của các chủ tàu, thuyền, du khách và người dân địa phương về bảo vệ di sản…

Về các giải pháp công trình nhằm ổn định hòn Trống Mái, giải pháp khoan neo áp dụng cho các khối đá có nguy cơ trượt phẳng cao; Giải pháp xây tường bê tông áp dụng cho các khối đá đã bị sạt mất phần chân, bề mặt đá bị phong hoá mạnh; Trám bịt các hệ thống khe nứt mở, giảm thiểu tốc độ ăn mòn trong các hệ thống khe nứt; Giải pháp chống ăn mòn chân đảo, phun vảy bê tông trộn sợi polime nhằm bảo vệ chân đảo.

Sau khi các sản phẩm của nhiệm vụ được chỉnh sửa và bàn giao cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Ban Quản lý vịnh Hạ Long sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động trực tiếp và giữ ổn định hòn Trống Mái trên cơ sở tuân thủ đúng các quy trình, quy định của Luật pháp Việt Nam và hướng dẫn của Công ước quốc tế.

Bạn đang đọc bài viết Hai nhóm giải pháp bảo tồn hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.