Thứ sáu, 26/04/2024 07:33 (GMT+7)

Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 chính thức khai mạc

MTĐT -  Thứ năm, 13/10/2022 16:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là sự kiện quan trọng trong nhiệm kỳ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam là Chủ tịch luân phiên hợp tác giáo dục ASEAN năm 2022 - 2023.

Ngày 13/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Việt Nam Nguyễn Kim Sơn chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12. Lễ khai mạc sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Giáo dục, đại diện phụ trách Giáo dục của các nước thành viên trong ASEAN.

Hội nghị do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn chủ trì; Bộ trưởng Giáo dục, đại diện phụ trách Giáo dục của các nước thành viên trong ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam); đại diện Ban Thư ký ASEAN; Ban Thư ký Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á và Giám đốc Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Một năm vừa qua, những ưu tiên này đã được hiện thực hóa bởi nhiều hoạt động theo đúng tinh thần nỗ lực chung, trong đó có những hoạt động giáo dục với chủ đề: Hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục; phục hồi và thích ứng trong giáo dục; tuyên bố ASEAN về chuyển đổi số trong giáo dục do Philippines chủ trì xây dựng; lộ trình thực hiện không gian giáo dục đại học ASEAN 2025 được công bố tại Hà Nội...". 

Với mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ các nước thành viên ASEAN và các đối tác trong nhiệm kỳ Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam cam kết cố gắng hiện thực hóa những ưu tiên và định hướng lớn của giáo dục ASEAN trong giai đoạn sắp tới.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc, trong mọi thời đại. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách, phát triển giáo dục được xác định là một trong ba khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Hằng năm, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 20% ngân sách quốc gia. Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo đảm công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tái cấu trúc mạnh mẽ ngành giáo dục. Trong những năm vừa qua, chất lượng giáo dục của Việt Nam có chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao thông qua kết quả đánh giá học sinh quốc tế như PISA, PASEC và SEA-PLM.

tm-img-alt
Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12

Tại hội nghị, Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN tập trung trao đổi về tình hình giáo dục và đào tạo của mỗi nước, chia sẻ các bài học thực tiễn, kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp hợp tác, hướng tới phát triển giáo dục bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19.

Hội nghị cũng cập nhật tình hình triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch hành động giáo dục ASEAN giai đoạn 2021-2025 và thảo luận các vấn đề khác. Hội nghị thống nhất về sự cần thiết của việc mở cửa trường học trở lại an toàn và duy trì việc mở cửa các trường học, khắc phục tình trạng hao hụt kiến thức và gia tăng khả năng thích ứng cho hệ thống giáo dục trong ASEAN và các quốc gia thành viên trước đại dịch, thảm họa và tình huống khẩn cấp trong tương lai. 

Nhu cầu chuyển đổi số các hệ thống giáo dục trong ASEAN cùng sự cần thiết của việc đảm bảo sức khỏe tinh thần và phúc lợi cho các bên liên quan trong nền giáo dục toàn ASEAN cũng được nhấn mạnh tại Hội nghị.  

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đưa ra 5 ưu tiên của giáo dục trong nhiệm kỳ 2022-2023 là: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học; tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và bảo đảm an toàn không gian mạng cho người học; đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, một năm vừa qua, những ưu tiên này đã được hiện thực hóa bởi nhiều hoạt động theo đúng tinh thần nỗ lực chung, trong đó có những hoạt động chính như: Hội nghị giáo dục với chủ đề “Hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục”; tài liệu phục hồi và thích ứng trong giáo dục: hướng dẫn cho các quốc gia ASEAN do Campuchia chủ trì xây dựng; tuyên bố ASEAN về chuyển đổi số trong giáo dục do Philippines chủ trì xây dựng và Lộ trình thực hiện Không gian giáo dục đại học ASEAN 2025 được công bố tại Hà Nội”.

Với mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các nước thành viên ASEAN và các đối tác trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cam kết sẽ cố gắng hết sức để hiện thực hóa những ưu tiên và định hướng lớn của giáo dục ASEAN trong giai đoạn sắp tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, nếu tính luân phiên tổ chức trong ASEAN thì 20 năm nữa, Việt Nam mới lại có vinh dự này. Sự kiện này còn đặc biệt hơn nữa khi được tổ chức trực tiếp sau 2 năm cả thế giới, trong đó có ngành giáo dục, phải chống chọi với đại dịch Covid-19 và việc học tập ở khắp nơi trên thế giới đều bị gián đoạn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, pháp luật Việt Nam quy định phải dành ít nhất 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục. Có thể nói, với tất cả các nước, giáo dục chính là chìa khóa của thành công, có vai trò có tính quyết định trong phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước, mà trực tiếp nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động và nguồn lực cạnh tranh của cả quốc gia và khu vực.

Giáo dục cũng được xác định là ưu tiên hàng đầu của Cộng đồng ASEAN; là một trong ba mục tiêu được ghi trong Hiến chương ASEAN.

Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, những người đứng đầu ngành giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Và sau đó, là về trung và dài hạn, từng quốc gia của cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Thanh Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 chính thức khai mạc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.