Thứ hai, 29/04/2024 12:07 (GMT+7)

Hưng Yên: Quản lý chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các khu, cụm công nghiệp

An Na -  Thứ ba, 14/11/2023 08:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỗi năm, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh Hưng Yên là khoảng 120 đến 130 nghìn tấn.

Toàn tỉnh Hưng Yên hiện có hơn 1 nghìn dự án công nghiệp đang hoạt động, cùng với khoảng hơn 2 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ nằm trong các khu vực dân cư và làng nghề. Mỗi năm, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh khoảng 120 đến 130 nghìn tấn. Có 17 đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, xử lý chất thải công nghiệp đang có hợp đồng thu gom và xử lý chất thải công nghiệp trong tỉnh, trong đó có 6 đơn vị trong tỉnh và 11 đơn vị ngoại tỉnh. Lượng chất thải rắn công nghiệp được các đơn vị nêu trên thu gom, xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường khoảng trên 100 tấn mỗi ngày.

Ông Lê Phú Thái, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp 11 (Văn Lâm) cho biết: Mỗi tháng, công ty thu gom và xử lý rác thải công nghiệp cho từ 60 đến 70 doanh nghiệp của tỉnh. Sau khi thu gom, rác thải được đưa về công ty phân loại và xử lý như: Đốt, tái chế... không để phát tán làm ô nhiễm môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hoạt động xử lý chất thải công nghiệp tại thị xã Mỹ Hào 
Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hoạt động xử lý chất thải công nghiệp tại thị xã Mỹ Hào

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề của tỉnh khoảng 200 tấn/ngày. Tuy nhiên, quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp ở các cơ sở nhỏ lẻ chưa được quan tâm. Lượng chất thải rắn này một phần được tái chế, còn phần lớn bị đổ lẫn với rác thải sinh hoạt thông thường. Bên cạnh đó, tình trạng đổ, đốt trộm chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn diễn ra, gây ô nhiễm môi trường.

Thực hiện giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc xả chất thải của các nguồn thải lớn, nhất là các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp là điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường, từ năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương lập danh sách 256 lượt cơ sở xả thải lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Đồng thời định kỳ lấy mẫu môi trường của các cơ sở với tần suất từ 1 đến 6 tháng/1 lần để phát hiện, xử lý hành vi xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Tỉnh có 37 cơ sở phát sinh lưu lượng nước thải từ 100 mét khối/ngày đêm trở lên thuộc diện phải lắp đặt trạm quan trắc nước thải, quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định. Tỉnh duy trì Trung tâm truyền nhận dữ liệu quan trắc môi trường tự động, lắp đặt 8 trạm quan trắc không khí, nước mặt tự động, liên tục để giám sát các nguồn xả thải chất thải lớn. Hằng năm, các ngành, đơn vị chức năng của tỉnh thực hiện rà soát, kiểm tra, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu có biện pháp đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình xử lý đạt quy chuẩn. Từ năm 2021 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với 36 cơ sở, cá nhân với tổng số tiền xử phạt gần 3 tỷ đồng. Duy trì Đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường để chủ động nắm bắt, tiếp nhận, nhanh chóng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xả chất thải chưa qua xử lý, xử lý chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường.

Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện 4 cơ sở có lưu lượng xả thải lớn vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; đã tiến hành lập biên bản và ban hành 4 quyết định xử phạt vi phạm hành chính; yêu cầu các đơn vị có biện pháp xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trước khi xả thải và thực hiện khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định.

Các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong tỉnh chủ yếu là hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và xây dựng.

Để quản lý chất lượng môi trường không khí, từ năm 2018, tỉnh đã đầu tư xây dựng, duy trì hoạt động của 2 trạm quan trắc không khí tự động tại thành phố Hưng Yên và huyện Văn Lâm. Việc quan trắc không khí liên tục và tự động giúp ngành chuyên môn, ngành chức năng nắm bắt kịp thời hiện trạng, chất lượng không khí, mức độ ô nhiễm, đưa ra cảnh báo và biện pháp khắc phục. Tình trạng các thông số cho thấy ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra nhưng với tần suất thấp. Các thành phần như khói, bụi... thường không ổn định vào các thời điểm trong ngày và các khu vực khác nhau.

Cùng với đó, duy trì 6 trạm quan trắc khí thải tự động đặt tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Số liệu quan trắc khí thải tự động được tiến hành thường xuyên, liên tục và truyền tải thông số trực tiếp về đơn vị chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các thông số vượt tiêu chuẩn, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) khi nhận được số liệu trực tuyến đều có phản hồi trực tiếp tới doanh nghiệp, yêu cầu khắc phục và xử lý theo quy định.

Đồng chí Trần Đăng Anh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Bên cạnh việc quản lý, giám sát, xử lý các vi phạm liên quan tới chất thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả cộng đồng về bảo vệ môi trường cần được quan tâm. Bảo vệ môi trường, phát hiện và ngăn chặn xả chất thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng, bắt đầu từ những việc hằng ngày trong sản xuất, trong đời sống như: Sản xuất tuần hoàn, sản xuất xanh, xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác bừa bãi, sử dụng phương tiện công cộng để giảm khí thải, xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định… Tổ chức, cá nhân phát thải chất thải rắn, thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải được giám sát, phát hiện sớm, bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Quản lý chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các khu, cụm công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.