Thứ bảy, 27/04/2024 19:41 (GMT+7)

Indonesia: Hy vọng về loài hổ Java vẫn tồn tại trong tự nhiên

Thiên Bảo -  Thứ tư, 27/03/2024 13:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với các bẫy ảnh và sàng lọc ADN trên diện rộng, các nhà bảo tồn thiên nhiên Indonesia hy vọng sẽ tìm thấy thêm bằng chứng hổ Java, một loài được công bố đã tuyệt chủng, thực tế vẫn tồn tại trong tự nhiên.

Trên đây là thông báo của Bộ Môi trường Indonesia ngày 26/3. Trong nghiên cứu về ADN công bố tuần trước, các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo quốc gia (BRIN) cho biết, sợi lông hổ được phát hiện tại một ngôi làng ở Tây Java vào năm 2019 phù hợp với một số đặc điểm của hổ Java, loài hổ bản địa của Indonesia.

Phát hiện này khá đáng kinh ngạc vì loài hổ Java được cho là đã tuyệt chủng gần 40 năm. Nếu phát hiện này là sự thật thì có nghĩa là hổ Java thực ra không hề tuyệt chủng.

Hổ Java từng là phân loài hổ đặc hữu của đảo Java của Indonesia và từng là chúa tể của vùng đất này. Tuy nhiên, do hoạt động của con người ngày càng mở rộng và môi trường ngày càng suy thoái nên số lượng hổ Java giảm mạnh. Đến những năm 1980, các nhà quan sát địa phương có kinh nghiệm đã được thuê để tìm kiếm dấu vết của hổ Java, nhưng không hề có dấu hiệu nào về những con hổ còn sống sót được tìm thấy. Hổ Java được chính thức phân loại là loài đã tuyệt chủng vào thời điểm này.

tm-img-alt
Hổ Java. Ảnh: WWF

Đến năm 2008, "Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN)" cũng chính thức phân loại hổ Java và hổ Bali là loài động vật đã tuyệt chủng (EX).

Ông Satyawan Pudyatmoko, quan chức phụ trách công tác bảo tồn của Bộ Môi trường cho biết nghiên cứu trên làm dấy lên suy đoán rằng hồ Java vẫn còn tồn tại trong tự nhiên và bộ này đang nỗ lực để xác minh điều đó.

Chính phủ đang triển khai các biện pháp gồm đặt bẫy ảnh xung quanh khu vực và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về gene.

Trong khi đó, Tổ chức Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Indonesia kêu gọi thận trọng trong việc công khai các kết quả trên do lo ngại nguy cơ săn trộm, đồng thời nhấn mạnh cần nghiên cứu thêm để xác nhận sự tồn tại của loài hổ Java.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nạn săn trộm và phá rừng là những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài hổ này. Tuy nhiên, vào năm 2019, dân làng đã phát hiện con thú mà họ nghi là hổ Java, thu thập lông từ hàng rào và tìm thấy một số dấu chân.

Việc phát hiện lông hổ Java có ý nghĩa rất lớn, không chỉ cung cấp bằng chứng mới về sự tồn tại của hổ Java mà còn khơi dậy tư duy mới trong cộng đồng khoa học và công chúng về việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Phát hiện này cũng nhắc nhở mọi người rằng việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng vẫn cần được tăng cường. Chính phủ nên tăng cường đầu tư vào việc bảo vệ động vật hoang dã, tăng cường xây dựng và thực thi luật pháp và các quy định, đồng thời nâng cao nhận thức của công chúng về bảo vệ động vật hoang dã. Các cơ quan nghiên cứu khoa học cũng cần tăng cường nghiên cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng như hổ Java để hiểu rõ thói quen sinh sống và sinh sản của chúng, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp bảo vệ hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc bài viết Indonesia: Hy vọng về loài hổ Java vẫn tồn tại trong tự nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề