Thứ hai, 29/04/2024 04:05 (GMT+7)

Khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2024

Nguyễn Triển -  Thứ sáu, 23/02/2024 09:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tối ngày 22/2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, UBND tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức chương trình khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình với chủ đề “Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm”

Lễ hội Đền Trần Thái Bình từ lâu đã trở thành tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Thái Bình. Đây là một trong những biểu tượng của giá trị văn hóa tinh thần độc đáo và sâu sắc, đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết của dân tộc. Chính vì thế, tháng 1/2014, lễ hội Đền Trần Thái Bình được cấp bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tháng 12/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cấp bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần.

tm-img-alt
Ông Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư đã khởi trống khai hội lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2024.

Năm nay, lễ hội Đền Trần tiếp tục được tổ chức quy mô cấp tỉnh từ ngày 13 đến 17 tháng Giêng năm Giáp Thìn.

Lễ hội bao gồm phần lễ được cử hành trang trọng, uy nghi và tôn kính như lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về Đền Trần, lễ tế mộ, đặc biệt có lễ bái yết được tổ chức nhằm khôi phục nghi lễ xưa các vua Trần thường làm lễ bái yết tổ tiên mỗi khi có sự kiện trọng đại... Cùng với đó, trong suốt 5 ngày diễn ra lễ hội, các hoạt động phần hội được tổ chức sôi nổi với những trò chơi mang đậm tính dân gian như thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật cầu, kéo co, pháo đất, cờ tướng...

tm-img-alt
tm-img-alt
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại đền Vua.

Phát biểu khai mạc lễ hội Đền Trần, bà Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức lễ hội khẳng định: Lễ hội tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần là một hoạt động văn hóa tâm linh đầu xuân tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, mang đậm giá trị nhân văn, dấu ấn văn hóa, có ý nghĩa lịch sử lớn lao, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng - Hưng Hà. Nơi đây chứa đựng những dấu ấn lịch sử, gắn chặt với Triều đại nhà Trần, là nơi gia tộc nhà Trần dấy nghiệp, cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần.

Tự hào là nơi phát tích của vương triều Trần, từ nhiều thập kỷ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình đã chú trọng triển khai các hoạt động thiết thực để tôn vinh những giá trị đặc biệt của các di sản văn hóa thời Trần trên quê hương; đồng thời tiếp tục khẳng định, nâng cao vị thế của lễ hội, đáp ứng nhu cầu tâm linh của các tầng lớp nhân dân.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Chương trình nghệ thuật "Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm" lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2024

Theo bà Trần Thị Bích Hằng, Khu di tích lịch sử Lăng mộ và Đền thờ các vị vua Trần tại Hưng Hà, Thái Bình có vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam - nơi hội tụ những giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa vô cùng quý giá. Chính vì thế, cần trân trọng, giữ gìn và phát huy, trở thành bản sắc văn hóa, niềm tự hào của dân tộc; trở thành một địa chỉ giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân Việt Nam, điểm đến hấp dẫn về du lịch văn hóa tâm linh ngày càng lan tỏa, thu hút đông đảo đồng bào, du khách của cả nước và bạn bè quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức lễ hội đề nghị lãnh đạo và nhân dân huyện Hưng Hà, lãnh đạo và nhân dân xã Tiến Đức cùng những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động của lễ hội hãy thể hiện niềm tự hào là con em trên quê hương của nhà Trần bằng sự hiếu khách, đón khách với tinh thần và thái độ ứng xử trân trọng, văn minh lịch sự.

Tại lễ khai mạc lễ hội Đền Trần, đông đảo nhân dân địa phương, du khách thập phương đã theo dõi chương trình nghệ thuật đặc sắc “Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm”.

Chương trình được mở đầu với màn trống hội “Long Hưng - Tôn miếu triều Trần”, vở diễn bán thực cảnh kết hợp trình diễn 3D mapping “Hùng oanh một cõi trời Nam” gồm 4 chương. Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam, học sinh Trường THPT Hưng Nhân (Hưng Hà).

Bạn đang đọc bài viết Khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.