Thứ hai, 29/04/2024 07:34 (GMT+7)

Khai mạc SEA Games 32: “Bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng hoành tráng

Hải Đăng -  Thứ sáu, 05/05/2023 11:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ khai mạc SEA Games 32 được tổ chức tại SVĐ Morodok vào tối 5/5, được nước chủ nhà Campuchia khẳng định sẽ ấn tượng chưa từng thấy trong các kỳ tổ chức Đại hội thể thao khu vực.

Lễ khai mạc SEA Games 32 tại Campuchia sẽ chính thức được tổ chức từ 19h tối 5/5 tại sân vận động Morodok Techo ở thủ đô Phnom Penh. Lễ khai mạc SEA Games 32 gồm 3 chương, với chương 1 là “Sự huy hoàng của Angkor,” chương 2 là “Nụ cười người Khmer” và chương cuối là “Tương lai của người Khmer.”

Phần trình diễn âm thanh, ánh sáng được xem là đặc sắc nhất của lễ khai mạc sẽ được diễn ra vào giữa chương trình.

Ban tổ chức (BTC) Campuchia dành rất nhiều tâm huyết cho sự kiện trọng đại này, với kịch bản chương trình đã được xây dựng cách đây hơn 1 năm. Đến thời điểm sát ngày khai mạc, những hình ảnh có liên quan đến vẫn ở dạng "tuyệt mật". 

SEA Games 32 hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả Campuchia cũng như bạn bè quốc tế những hình ảnh đẹp về văn hóa của đất nước và con người Campuchia, lan tỏa tinh thần: "Thể thao - Sống trong hòa bình". Tất cả sẽ được thể hiện qua những màn trình diễn nghệ thuật, ánh sáng, âm thanh, màn đốt đuốc độc đáo…

tm-img-alt
Morodok Techo đã sẵn sàng cho lễ khai mạc SEA Games 32. Ảnh: Vietnam Plus

Theo tuyên bố của ông Vath Chamroeun, Tổng thư ký Ban tổ chức quốc gia SEA Games 32 (CAMSOC), lễ khai mạc SEA Games sẽ mang tầm Olympic. "Lễ khai mạc phải làm cho thật hoành tráng, theo chuẩn thế giới chứ không chỉ ở tầm khu vực", Tổng thư ký CAMSOC Vath Chamroeun khẳng định.

Theo kịch bản, lễ khai mạc SEA Games 32 có sự tham gia trình diễn của khoảng 1000 nghệ sĩ từ Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia và hơn 2000 vận động viên. Trong quá trình tập duyệt cho lễ khai mạc SEA Games 32, Ban tổ chức yêu cầu mọi người không được quay phim, chụp ảnh. Quyết định được đưa ra nhằm không làm lộ ra ngoài hình ảnh mà nước chủ nhà chuẩn bị suốt một năm qua.

Màn trình diễn âm thanh, ánh sáng sẽ được kết thúc bằng bài hát có tựa đề "Cambodian Pride" - "Niềm tự hào của người Campuchia", với sự trình diễn của 4 nghệ sĩ nổi tiếng của Campuchia là Preap Sovath, Khemarak Sereymun, Khum và Ton Chanseyma.

Sau 64 năm chờ đợi, với thông điệp "Thể thao, sống trong hòa bình", Campuchia đang nỗ lực để tạo nên một kỳ SEA Games ấn tượng, đặc sắc. Quốc gia này cũng đã quyết định miễn phí vé vào xem toàn bộ các môn thi đấu, miễn phí ăn, ở, di chuyển nội địa cho 10 đoàn thể thao cũng như miễn phí dịch vụ y tế và cấp cứu tại kỳ đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Đặc biệt, với lời tuyên bố trên của ông Vath Chamroeun, lễ khai mạc SEA Games 32 càng nhận được nhiều sự chờ đợi hơn từ người hâm mộ. 

Để chuẩn bị cho lần đầu tổ chức SEA Games, Campuchia đã chi hơn 100 triệu USD xây dựng và cải tạo các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thi đấu trong nhiều năm qua. Số kinh phí này chưa tính công trình trọng điểm xây dựng sân vận động quốc gia Morodok Techo và nhiều hạng mục trong khu tổ hợp thể thao quy mô ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh. Dự án xây dựng sân vận động Morodok Techo trị giá khoảng 160 triệu USD đã hoàn thành vào cuối năm 2020 cùng khu tổ hợp thể thao xung quanh. Đây là nơi diễn ra phần lớn các nội dung thi đấu trong khuôn khổ SEA Games 32.

Thủ tướng Hun Sen nói: "Trước đây, tôi đã nói chúng tôi sẽ chi khoảng 40 triệu USD mỗi năm. Như vậy, công tác chuẩn bị cho đến nay đã được 3 năm (tính đến đầu năm 2023) và bây giờ tổng kinh phí phải bỏ ra sẽ là hơn 100 triệu USD. Tôi không che giấu sự thật này. Campuchia sẽ hoàn thành nhiệm vụ tổ chức kỳ SEA Games 32 của mình một cách có trách nhiệm và đảm bảo an toàn cho tất cả các đoàn thể thao khu vực đến thi đấu".

Một điểm nhấn khác của lễ khai mạc là màn song đấu võ thuật châu Á giữa Bokator Campuchia và Thiếu Lâm của Trung Quốc. Sau đó sẽ là màn diễu hành của 11 đoàn thể thao thuộc Đông Nam Á; Lời tuyên thệ của trọng tài; Tuyên bố khai mạc của Thủ tướng Chính phủ Campuchia; Nghi thức thắp sáng ngọn đuốc SEA Games 32…

Từ tháng 3/2023, ngọn đuốc SEA Games đã có chuyến hành trình đi qua các quốc gia Đông Nam Á, lần lượt là Manila (Philippines), Bandar Seri Begawan (Brunei), Jakarta (Indonesia), Dili (Timor Leste), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Bangkok (Thái Lan), Yangon và Naypyidaw (Myanmar) và điểm cuối cùng là thủ đô Vientiane (Lào) vào ngày 25/4.

Từ Lào, ngọn đuốc chính thức của SEA Games 32 sẽ trở về với nước chủ nhà Campuchia vào ngày 27/4. Tại đây, ngọn đuốc sẽ tiếp tục có một hành trình vòng quanh các địa điểm tại Campuchia cho tới ngày khai mạc chính thức của SEA Games 32 tại sân vận động quốc gia Morodok Techo.

Đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 32 với 1.003 thành viên, trong đó có 702 VĐV, 189 HLV, thi đấu ở 30/36 môn thể thao với 447/583 nội dung, phấn đấu nằm trong top 3 Đại hội.

Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng là người vinh dự được lựa chọn cầm cờ cho đoàn Thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc SEA Games 32.

SEA Games 32 chưa chính thức khởi tranh nhưng Đoàn Thể Thao Việt Nam cũng đã ghi dấu ấn khi giành được 1 huy chương Vàng (chưa chính thức được trao) ở môn cờ Ouk Chaktrang và 3 huy chương Đồng môn Jujitsu.

Với những gì đã thể hiện, các vận động viên Việt Nam được kỳ vọng sẽ tỏa sáng ở sân chơi khu vực để hoàn thành mục tiêu khiêm tốn là giành vị trí thứ 3 chung cuộc trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32.

Bạn đang đọc bài viết Khai mạc SEA Games 32: “Bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng hoành tráng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.