Thứ bảy, 27/07/2024 09:16 (GMT+7)

Lặng thầm làm đẹp cho đời

MTĐT -  Thứ năm, 01/02/2024 20:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

22 năm gắn bó với công việc quét, thu gom rác thải, chị Lê Thị Thu Hương (46 tuổi, công nhân thuộc tổ Bùi Thị Xuân, Ðội Môi trường số 4, Công ty CP Môi trường Bình Ðịnh), đầy xúc động khi nhận giải bạc giải thưởng “Cây chổi vàng” lần thứ 4 - năm 2023 (do Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam khởi xướng).

tm-img-alt
Chị Thu Hương cùng đồng nghiệp thu gom rác thải trên tuyến phố được phân công. Ảnh: Dương Linh

Khoảnh khắc đặt chân đến thủ đô Hà Nội, đứng trên sân khấu giải thưởng “Cây chổi vàng”, người nữ công nhân bỗng thấy tim mình đập nhanh, nhiều cảm xúc. Quanh năm gắn bó với cây chổi, xe đẩy rác, bộ đồng phục công nhân môi trường lúc nào cũng phủ bụi, lấm lem, chị Lê Thị Thu Hương chưa bao giờ nghĩ nghề quét rác của mình cũng được tôn vinh, nhận giải thưởng. Những giây phút từng chạnh lòng khi một bộ phận người dân chưa có sự nhìn nhận xứng đáng với vị trí của nghề bấy lâu bỗng tan biến.

Chị kể: “Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng” cũng là lần đầu tiên tôi biết đến tên giải thưởng. Lúc đó tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi rất vui. Cả nhà tôi cũng rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi từ huyện Tuy Phước về làm dâu tại TP Quy Nhơn”.

Nhớ lại 22 năm trước, khi mới bắt đầu công việc này, chị Hương bảo có lúc mình nản lòng vì công việc vất vả với khung giờ làm việc chính là từ nửa đêm đến sáng sớm hôm sau, thường xuyên tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác, chất thải, có nguy cơ nhiễm bệnh cao, các rủi ro như TNGT, bị các đối tượng xấu trêu ghẹo... Nhưng rồi, như duyên nợ, chị đi cùng nghề từ đó đến nay và chưa có ý định dừng lại.

Chị Hương bảo: “Thật ra công việc nào cũng có khó khăn riêng. Nhưng mình làm hết sức, chăm chỉ, trách nhiệm thì công việc không phụ mình. Sau giờ làm, mỗi khi chạy xe trên những tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp, mỗi khi nghe thành phố đạt danh hiệu “Thành phố du lịch sạch ASEAN”, tôi lại vui và tự hào vì có sự đóng góp thầm lặng của những công nhân vệ sinh môi trường như mình. Hơn hết, tôi biết ơn vì nhờ công việc này mà tôi nuôi sống chính mình và gia đình”.

Biết ơn, yêu quý công việc mình đang làm, chị đã giới thiệu em gái ruột Lê Thị Bích Nhân vào làm công nhân quét, thu gom rác thải tại Công ty CP Môi trường Bình Định từ năm 2019 đến nay.

Chị Hương hiện là lao động chính trong gia đình. Anh chị kết hôn đã 22 năm nhưng chưa có con. Chồng chị mắc bệnh về thần kinh, phải nằm viện điều trị theo đợt và uống thuốc thường xuyên. Vì bệnh tật nên anh không xin được việc làm mà mở một tiệm sửa xe đạp nhỏ tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Cha mẹ chồng của chị cũng đã lớn tuổi, thường xuyên đau ốm.

Dù cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng chị luôn có cái nhìn lạc quan, đầy nỗ lực. Sự tận tâm, trách nhiệm với công việc quét, thu gom rác của chị đã được Công ty, thành phố ghi nhận. Những năm qua, chị nhận được nhiều giấy khen của UBND TP Quy Nhơn, lãnh đạo Công ty, giấy chứng nhận danh hiệu nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

“Đợt ra Hà Nội nhận giải, được gặp, nghe các bạn đồng nghiệp ở các đơn vị, tỉnh khác chia sẻ, tôi mới thấy khó khăn của mình chưa là gì. Nhiều chị em công nhân vệ sinh ở các địa phương đã gặp nhiều tình huống khó khăn trong lúc làm nghề, có người đã mất trong quá trình làm nghề. Vì vậy, tôi thấy mình còn may mắn, phải cố gắng, tiếp tục chăm chỉ, trách nhiệm với công việc đang làm”, chị Hương tâm sự.

Chị Hương phụ trách thu gom rác tại một đoạn trên tuyến đường Hùng Vương (phường Nhơn Phú) và chợ Phú Tài. Ca làm chính của chị bắt đầu từ 22 giờ đến sáng sớm hôm sau. Những ngày cận Tết, số lượng rác thải sinh hoạt từ các gia đình, rác thải tại chợ đổ ra đường gấp đôi, gấp ba ngày thường. Điều này cũng đồng nghĩa là thời gian ở ngoài đường của chị và các đồng nghiệp sẽ kéo dài hơn.

Mong ước kịp trở về nhà, sum vầy với gia đình trong thời khắc giao thừa chưa năm nào thành hiện thực. Song, mỉm cười trước đặc thù riêng biệt của công việc, gác lại niềm vui riêng, các chị em công nhân vệ sinh môi trường như chị Hương lại động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất có thể, góp sức cho thành phố ngày càng sạch đẹp, văn minh.                    

Bạn đang đọc bài viết Lặng thầm làm đẹp cho đời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Bình Định

Cùng chuyên mục

Chuyện nghề công nhân vệ sinh môi trường
Gắn bó với nghề thu gom rác vất vả, nhọc nhằn và chịu nhiều thiệt thòi nhưng những công nhân vệ sinh môi trường làm việc tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã không quản ngại khó khăn, vất vả, miệt mài ngày đêm góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Sáng tạo từ những điều giản đơn
Ông Trần Văn Hân, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả.
Người công nhân thoát nước bén duyên “thợ giỏi”
Tận tâm, trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi những sáng kiến, cải tiến để nâng cao năng suất công việc chuyên môn, công nhân Nguyễn Văn Toàn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, chính là tấm gương thợ giỏi để các đồng nghiệp noi theo.
Người làm đẹp môi trường
Gắn bó với nghề môi trường của ngành hơn 13 năm, dù công việc nặng nhọc, vất vả nhưng anh Nguyễn Hữu Vinh luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành