Thứ hai, 29/04/2024 08:33 (GMT+7)

Lào Cai: "Túi rác" trên sông Chảy

MTĐT -  Thứ năm, 28/09/2023 16:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên sông Chảy (người dân địa phương còn gọi là sông Xanh) đoạn chảy qua các xã Cao Sơn (huyện Mường Khương) và Thào Chư Phìn, Sín Chéng (huyện Si Ma Cai) đọng nhiều loại rác.

Theo người dân địa phương, sau các trận mưa lớn, rác từ nhiều nơi đổ về theo dòng chảy tích tụ tại đây. Sau một thời gian dài, lượng rác "phủ' đầy một khúc sông như một "túi rác" trên thượng nguồn của sông Chảy - một trong hai con sông chính của Lào Cai.

Những hình ảnh dưới đây được phóng viên Báo Lào Cai ghi lại vào trung tuần tháng 9. Lượng lớn các loại rác như vỏ, cành cây, túi ni-lông, chai, lọ nhựa, bao bì thuốc bảo vệ thực vật... lềnh bềnh trên sông. Hiện tượng này đã có từ lâu và rác ngày càng nhiều hơn sau mỗi trận mưa lớn.

IMG_2545.JPG
Lượng rác lớn tích tụ tại những vùng nước lặng trên sông.
IMG_2537.JPG
IMG_2540.JPG
Rác thải nhựa lênh đênh theo dòng chảy.
cành cây chai lọ nhựa.jpg
Hỗn hợp các loại rác tích tụ thành một "túi rác" lớn trên sông.
rac thai.jpg
rác trôi nổi phương tiện giao thông đường thủy khó di chuyển.jpg
Những "túi rác" lớn trên mặt sông sẽ khiến phương tiện đường thủy gặp khó khăn khi di chuyển.
Bạn đang đọc bài viết Lào Cai: "Túi rác" trên sông Chảy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Lào Cai

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.