Bài viết phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm về môi trường liên quan đến chính sách hình sự và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện.
TÓM TẮT:
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức độ nghiêm trọng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn còn có những quy định chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bài viết phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm về môi trường liên quan đến chính sách hình sự và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện.
Ảnh minh họa
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng. Tuy nhiên, kèm theo đó là hệ lụy về tình trạng ô nhiễm môi trường và những tác động không tốt đến hệ sinh thái nói chung. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và sự biến đổi của hệ sinh thái khá nặng nề ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và những tỉnh có khu công nghiệp lớn… Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung đối với nhóm tội phạm về môi trường, tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa tương xứng với hậu quả của tình trạng môi trường sống bị hủy hoại. Vì vậy, cần có những chính sách hình sự mạnh mẽ hơn để không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm về môi trường và những hậu quả do tội phạm này gây ra liên quan đến chính sách hình sự
Thứ nhất, chế tài xử lý đối với tội phạm về môi trường.
Ở nội dung này có 2 vấn đề sau:
Một là, từ Điều 235 đến Điều 246 Bộ luật Hình sự năm 2015 của nhóm tội phạm về môi trường, quy định mức tội phạm cao nhất chỉ có tội phạm rất nghiêm trọng (hình phạt tù đến 15 năm), không có tội nào thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nghĩa là không có tội nào có hình phạt tù trên 15 năm, chung thân, tử hình. Trong khi đó, những hành vi phạm tội thuộc nhóm này lại gây ra những hậu quả, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường, làm tổn thất về kinh tế, tài chính của đất nước… Nếu không hành động một cách quyết liệt, nhóm hành vi gây ô nhiễm môi trường này sẽ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Như vậy, so với hậu quả xảy ra, hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định cho loại tội phạm này còn nhẹ và chưa tương xứng.
Hai là, so với Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đưa ra chế tài mang tính lựa chọn giữa hình phạt tù hoặc hình phạt tiền. Đối với nhóm tội phạm về môi trường cũng vậy, tất cả các tội đều có hình phạt mang tính lựa chọn giữa hình phạt tù hoặc hình phạt tiền. Ví dụ: Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, quy định chế tài áp dụng dành cho người phạm tội là: “Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”[1]. Hay khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội hủy hoại rừng, quy định chế tài áp dụng dành cho người phạm tội là: “Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”.
Quy định này nhằm phù hợp với sự thay đổi về chủ thể của tội phạm, không chỉ có cá nhân, mà còn có cả pháp nhân, phù hợp với xu thế chung của thế giới, cũng như phù hợp với xu hướng nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận lại tính hiệu quả của việc răn đe, phòng ngừa và chống tội phạm đã hiệu quả hay chưa? Tác giả cho rằng, hình phạt như vậy là quá nhẹ và nguy cơ tái phạm sẽ xảy ra, bởi hành vi phạm tội của nhóm tội phạm về môi trường chủ yếu xuất phát từ mục đích thu được nhiều giá trị kinh tế, lợi nhuận. Việc phá rừng, đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường,… mang lại nguồn lợi ích về tài chính rất lớn lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, mức của hình phạt tiền cao nhất vẫn còn quá nhẹ và chưa tương xứng. Những chủ thể phạm tội có thể dùng tiền do phạm tội mà có để chấp hành hình phạt. Điều này dẫn đến hệ lụy là sự coi thường pháp luật, nguy cơ tái phạm cao, không đáp ứng hiệu quả, răn đe, phòng ngừa và chống tội phạm.
Thứ hai, việc định lượng hóa đối với hành vi phạm tội của các tội phạm về môi trường một cách cụ thể ở Bộ luật Hình sự năm 2015 đã tạo ra một quy chuẩn, thước đo rõ ràng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, với một số hành vi phạm tội của nhóm tội phạm về môi trường, lực lượng chức năng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thu thập chứng cứ, đặc biệt đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, bởi 2 nguồn này khi thải ra thì lan tỏa rất nhanh. Bên cạnh đó, phương thức, thủ đoạn phạm tội của các chủ thể rất tinh vi, xảo quyệt, ví dụ: Xây dựng hệ thống xả thải trộm (ngầm), xả trộm vào hệ thống thoát nước, xả thải vào ban đêm, vào lúc trời mưa hoặc khi thủy triều lên…
Thứ ba, chế tài hình sự chưa đủ mạnh và phạm vi các hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội chưa mở rộng đối với nhóm đối tượng là nhóm người có chức vụ, quyền hạn đang tiếp tay, tạo điều kiện cho hành vi phạm tội về môi trường, hoặc làm ngơ đối với nhóm tội phạm này. Đã có rất nhiều bài báo, phim tài liệu, phóng sự ngắn, phóng sự điều tra về những hành vi trong nhóm tội phạm về môi trường, như: Hành vi chặt phá rừng của lâm tặc[2], nhà máy thép xả thải, gây khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng[3], công ty giấy đổ thải trực tiếp ra môi trường[4]… và còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Rõ ràng nhóm hành vi gây ô nhiễm môi trường diễn ra trong một thời gian dài, gây những hậu quả nặng nề cho môi trường và hệ sinh thái thì không có chuyện những người quản lý, lãnh đạo chính quyền, cán bộ địa phương… không biết.
3. Một số đề xuất về giải pháp trong chính sách hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực môi trường
Bên cạnh việc phù hợp với xu thế chung của thế giới, với xu hướng nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, chúng ta cần có cái nhìn mang tính tổng quan, lâu dài và có trách nhiệm hơn nữa trong những quy định của pháp luật hình sự đối với công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái đang phải gánh chịu những hậu quả do con người gây ra. Cần phải có những bước đi, hành động mạnh mẽ hơn để cứu vãn tình thế, không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường, đây cũng là điều mà chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Sau đây là một số đề xuất về giải pháp trong chính sách hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực môi trường:
Thứ nhất, cần tăng nặng trách nhiệm hình sự và mức hình phạt đối với những chủ thể trong nhóm tội phạm về môi trường, mức hình phạt của một số tội nên tăng lên ở mức tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (trên 15 năm tù).
Với những hậu quả to lớn và nặng nề mà hành vi của tội phạm này gây ra cho con người và hệ sinh thái cũng như tác động nguy hại về lâu dài, cần thiết nên có những hình phạt thích đáng và tương xứng để góp phần răn đe, làm giảm nguy cơ tái phạm vì sự coi thường pháp luật, từ đó làm giảm đi những nguy hiểm gây ra cho môi trường.
Đối với nhóm tội phạm này, hình phạt dành cho cá nhân phạm tội nên là hình phạt tù, chứ không nên quy định hình phạt mang tính lựa chọn giữa hình phạt tù và hình phạt tiền, trong trường hợp này, hình phạt tiền chỉ là hình phạt bổ sung.
Đối với pháp nhân phạm tội, cần tăng hình phạt tiền cao hơn nữa. Hình phạt tiền ở Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng chỉ ở con số vài tỷ đồng trong khi hành vi phạm tội của nhóm chủ thể này với số tiền thu lợi bất chính lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
Thứ hai, cần có sự nghiên cứu hơn nữa trong việc quy định cấu thành tội phạm về môi trường dưới dạng là cấu thành hình thức[5].
Mặc dù hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có sự thay đổi, chuyển nhiều tội có cấu thành vật chất sang cấu thành hình thức, và trong hành vi của mặt khách quan của tội phạm đã được định lượng hóa cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau (cả nguyên nhân khách quan và chủ quan) mà việc thu thập chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của nhóm tội về môi trường đạt ở mức định lượng đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự rất khó khăn và có khi không làm được.
Có thể nhìn vào cách quy định của nước Nhật Bản để học hỏi và nghiên cứu, áp dụng phù hợp với tình hình tội phạm cũng như phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Tội phạm về môi trường trong Luật Hình sự Nhật Bản không cần hậu quả xảy ra, chỉ cần có giả định hợp lý rằng một tác hại có thể xảy ra và ảnh hưởng tới cái chung (công cộng hay xã hội) thì có thể xác định đó là tội ác với môi trường[6].
Thứ ba, nên chăng trong nhóm tội phạm về tham nhũng, cần có quy định riêng một nhóm tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực môi trường và có những chế tài, hình phạt nặng hơn, đủ sức răn đe đối với những người có chức vụ, quyền hạn tiếp tay cho tội ác đối với môi trường. Nếu làm tốt việc bảo vệ môi trường thì đã không xảy ra những hậu quả nặng nề mà nhiều vùng, nhiều khu vực phải gánh chịu. Vì vậy, hành vi làm ngơ cho nhóm tội phạm về môi trường hoạt động cũng là nguyên nhân lớn khiến môi trường và hệ sinh thái biến đổi, vì vậy những người gây ra hành vi này cần được nghiêm trị.
Thứ tư, trong tư tưởng, cần đề cao hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong đội ngũ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trong hành động, cần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đặc biệt là lực lượng làm công tác điều tra trong lĩnh vực tội phạm về môi trường; tăng cường trang bị những phương tiện, thiết bị khoa học kỹ thuật để phát hiện tội phạm về môi trường.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
[1]Hoàng Thị Huyền Trang (2022). Cân nhắc việc trao “cơ hội” lựa chọn hình phạt cho người phạm tội. Truy cập tại: http://baochinhphu.vn/Lay-y-kien-Nhan-dan-ve-du-thao-Bo-luat-Hinh-su-sua-doi/Can-nhac-viec-trao-co-hoi-lua-chon-hinh-phat-chonguoiphamtoi/236107.vgp?fbclid=IwAR1OoxDn7iYyN4jU8c42LIw0Bw77wnKbX1p6H2fEJw-CgsefSnE2qUP0Yrg.
[2] VTV24 (2020). Các tỉnh Tây Nguyên "nóng" vì phá rừng. Truy cập tại: https://www.youtube.com/watch?v=0jzavOKWUYo.
[3] VTV24 (2018). Nhức nhối ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp. Truy cập tại: https://www.youtube.com/watch?v=uJkvP3hiKPQ.
[4] VTV24 (2020). Nhà máy gây ô nhiễm môi trường ở Tuyên Quang: Trâu bò còn tuột da, người sống kiểu gì?. Truy cập tại: https://www.youtube.com/watch?v=g8LZORef_5U.
[5] Ngô Ngọc Diễm, Trần Quang Minh (2021). Dấu hiệu định tội, định khung đối với tội gây ô nhiễm môi trường trong pháp luật hình sự. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10 Kỳ 2 tháng 5/2021, tr.24
[6] Ngô Ngọc Diễm (2022). Các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. Truy cập tại: https://tuvanluatonline.vn/tu-van-hoi-dap/cac-toi-pham-ve-moi-truong-trong-bo-luat-hinh-su-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam/.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Quốc hội (2018). Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Thị Huyền Trang (2022). Cân nhắc việc trao “cơ hội” lựa chọn hình phạt cho người phạm tội. Truy cập tại: http://baochinhphu.vn/Lay-y-kien-Nhan-dan-ve-du-thao-Bo-luat-Hinh-su-sua-doi/Can-nhac-viec-trao-co-hoi-lua-chon-hinh-phat-cho-nguoiphamtoi/236107.vgp?fbclid=IwAR1OoxDn7iYyN4jU8c42LIw0Bw77wnKbX1p6H2fEJw-CgsefSnE2qUP0Yrg.
Ngô Ngọc Diễm, Trần Quang Minh (2021). Dấu hiệu định tội, định khung đối với tội gây ô nhiễm môi trường trong pháp luật hình sự. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, Kỳ 2 tháng 5/2021, tr.24.
Ngô Ngọc Diễm (2021). Các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. Truy cập tại: https://tuvanluatonline.vn/tu-van-hoi-dap/cac-toi-pham-ve-moi-truong-trong-bo-luat-hinh-su-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam/.
VTV24 (2020). Các tỉnh Tây Nguyên "nóng" vì phá rừng. Truy cập tại: https://www.youtube.com/watch?v=0jzavOKWUYo.
VTV24 (2018). Nhức nhối ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp. Truy cập tại: https://www.youtube.com/watch?v=uJkvP3hiKPQ.
VTV24 (2020). Nhà máy gây ô nhiễm môi trường ở Tuyên Quang: Trâu bò còn tuột da, người sống kiểu gì?. Truy cập tại: https://www.youtube.com/watch?v=g8LZORef_5U.
ThS. Hoàng Thị Huyền Trang (Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
UBND tỉnh Nghệ An đã gửi văn bản hoả tốc cho Công ty thủy điện Bản Vẽ, Nhà máy thủy điện Khe Bố (Công ty CP phát triển điện lực Việt Nam), Công ty CP thủy điện Chi Khê điều tiết lưu lượng xả để phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh ở hạ du sông Cả.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023 và thay thế Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng đến nay đất nước đã có rất nhiều sự thay đổi, Luật Đất đai 2013 cũng đã bộc lộ quá nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập vì vậy việc phải sửa đổi ban hành mới là rất cần thiết và cấp bách.
Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp sẽ được giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022.
Chính sách về cấp nước và thoát nước đang được điều chỉnh bởi 15 luật, 10 nghị định, 6 thông tư của các bộ ngành và 14 văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tồn tại không ít bất cập trong triển khai nhiệm vụ.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thăng quân hàm cấp Tướng Công an nhân dân.
Cập nhật kết quả quay số Vietlott Power 6/55 hôm nay ngày 7/2. Trong kỳ quay hôm nay, 2 khách hàng đã may mắn trúng giải Jackpot 1 và Jackpot 2 trong cùng 1 ngày.
Link xem trực tiếp bóng đá Bình Định vs Khánh Hòa V-League 2023 trên VTV5 và FPT Play. Trận đấu giữa Bình Định vs Khánh Hòa diễn ra lúc 18h hôm nay 7/2/2023.
Cập nhật tin tức dự báo thời tiết ngày mai 8/2, Thời tiết Hà Nội, Thời tiết TP.HCM ngày 8/2. Sáng sớm 8/2, có mây, có mưa nhỏ, có nơi mưa phùn và sương mù, trời lạnh
Tin tức 24h nóng nhất, mới nhất hôm nay 7/2/2023 tin tức thời sự, tin tức pháp luật, tin tức tai nạn giao thông, môi trường, đô thị, xã hội, thể thao...
Thời gian gần đây, sản phẩm sâm núi Dành đã được chế biến sâu, mẫu mã bao bì hấp dẫn giúp gia tăng giá trị, hiệu quả kinh tế. Dịp Tết vừa qua, sâm núi Dành được tiêu thụ mạnh trên thị trường, mở ra cơ hội phát triển.
Khởi tố bị can Trần Đình Đương, sinh 1953, trú tại thôn Hợp Thành, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn; nguyên trưởng thôn Hợp Thành để điều tra về tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" quy định tại điểm c, khoản 2, điều 357 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Số người thiệt mạng trong thảm họa động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới gần 5.000 người, trong đó tại Thổ Nhĩ Kỳ là 3.381 người và tại Syria là hơn 1.600 người.
Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/2/2023, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất tại Hà Nội ngày 7/2 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.
Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Trị đã trao bằng khen của BCH Tỉnh Đoàn Quảng Trị cho tân binh Lê Anh Quyết (SN 2004, ở thôn Mỵ Trường, xã Hải Trường, huyện Hải Lăng) vì đã có hành động đẹp trả lại ví cho người đánh rơi.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó có tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, huyện Ba Vì, huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tình trạng núp bóng “cải tạo đồng ruộng” để khai thác, chế biến đá xây dựng rồi đưa đi tiêu thụ đang diễn ra ồ ạt tại nhiều nơi trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 7/2/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 7/2/2023 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.
Trong vai trò Phó Ban Giám khảo và đạo diễn Catwalk, Hoa hậu Phan Hiếu- Mrs Vietnam Universe chính là người đã góp phần để làm nên thành công của cuộc thi Miss Xuân 2023- Duyên dáng Việt Nam tại Châu Âu 2023.
Theo đó, xây dựng TP Hội An trở thành thành phố du lịch thân thiện, không tiêu thụ thịt chó và hỗ trợ loại trừ bệnh dại do tổ chức Four Paws International viện trợ không hoàn lại, với tổng vốn hơn 1,1 tỷ đồng (tương đương 50 nghìn USD).
Từ ngày 8-11/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Singapore và Brunei Darrussalam.
Những năm qua, thành phố có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thành phố và cam kết của chủ đầu tư thì hầu hết đều chậm.
Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng cháy rừng tạo ra điều kiện thời tiết đẩy nhanh sự lan rộng của đám cháy và ô nhiễm không khí trong phạm vi khu vực.
UBND TP.HCM đề nghị tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm với các tập thể, cá nhân có liên quan đến vi phạm mua sắm thiết bị chống dịch COVID-19 để TP có hình thức xử lý.
Các nhà chức trách Mỹ tiếp tục khắc phục hậu quả vụ tàu chở hóa chất độc hại bị trật bánh ở miền Đông bang Ohio cách đây 3 ngày, với gần 2.000 cư dân địa phương đã được sơ tán khẩn cấp.
Từ một vài khu công nghiệp nhỏ lẻ ban đầu, sau hàng chục năm phát triển, đến nay tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch hàng chục khu công nghiệp với tổng diện tích trên 12 nghìn ha, trong đó 32 khu được đầu tư hạ tầng hoàn thiện đi vào hoạt động.
Một bé gái 19 tháng tuổi bị rơi xuống giếng sâu 13m đã được đưa lên mặt đất an toàn sáng 7/2 sau một nỗ lực giải cứu xuyên đêm của lực lượng cứu hộ Thái Lan.
Chương trình tiêm chủng mở rộng một dự án do Bộ Y tế triển khai, thực hiện, cụ thể trẻ nhỏ trong độ tuổi quy định sẽ được tiêm phòng miễn phí một số loại vắc xin.
Theo một nghiên cứu mới, hai loại san hô khá phổ biến trên thế giới dường như có thể sống sót và tiếp tục phát triển tốt trong điều kiện nước biển nóng lên không quá 2độC – phù hợp với mục tiêu của Thỏa thuận Paris.