Chủ nhật, 28/04/2024 22:37 (GMT+7)

Một vài mô hình điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Ths Nguyễn Đăng Thái -  Thứ hai, 22/01/2024 17:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các mô hình sản xuất này đều đã và đang triển khai bán hàng đa kênh, trong đó có trên kênh Online: Bán trên sàn thuwong mại điện tử Shopee, lập Fanpage bán hàng.

I. Tình hình thực hiện chính sách phát triển KT-XH vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Ngày 1/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 96/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ yêu cầu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể cho đến năm 2030 như sau:

Trong giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng GRDP vùng đạt 8,0 - 9,0%/năm; đến năm 2030, quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12 - 13%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45 - 46%, dịch vụ chiếm 37 - 38%; GRDP bình quân đầu người đạt 140 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 190 nghìn tỷ đồng. Tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%; có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; mỗi tỉnh có ít nhất 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 65 - 70%; có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỉ lệ nghèo đa chiều giảm 2 - 3%/năm. Đạt 32 giường bệnh viện/vạn dân; 11 bác sĩ/vạn dân; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số.

Tỉ lệ che chủ rừng đạt khoảng 54 - 55%. Tỉ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95 - 100%, tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn là 93 - 95%. Tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế đạt 90%; chất thải rắn đô thị đạt 100%. 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 14 tỉnh, có đường biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thượng Lào, phía Đông giáp Đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp Bắc Trung bộ với tổng diện tích toàn vùng khoảng 116.898 km², chiếm 35% diện tích tự nhiên của cả nước. Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, là cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của quốc gia.

Đồng thời, cũng là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp cùng nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng, ngày 1/7/2004, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW và Bộ Chính trị khóa XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ban hành Kết luận số 26-KL/TW, ngày 2/8/2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

Sau khi Nghị quyết số 37-NQ/TW ra đời, Chính phủ cũng đã ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng này như: Quyết định 186/2001-QĐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc; Quyết định 120/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến 2010, Chương trình 134, 30a; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…

Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng đã chủ động xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách giúp bổ sung, khơi thông các nguồn lực. Nhiều địa phương đã tận dụng, phát huy tối đa cơ chế, chính sách và hỗ trợ của Trung ương qua việc triển khai Nghị quyết để phát huy lợi thế mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân năm trong giai đoạn 2011 - 2020 của vùng đạt 7,96%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Các hoạt động liên kết của vùng được coi trọng gắn với đầu tư phát triển, từng bước hình thành và phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, gắn kết các địa phương, phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các hình thức hợp tác xuyên biên giới.

Nhiều địa phương đã khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Lào Cai... Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng cũng từng bước được đầu tư mới và hình thành một số tuyến đường cao tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội, cải thiện liên kết nội vùng, hệ thống cảng biển khu vực phía Bắc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đơn cử sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi vào hoạt động, tỉnh Thái Nguyên ngày càng thu hút được nhiều Tập đoàn lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Samsung, Sunny Optech... Riêng năm 2021, Thái Nguyên đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn hơn 1 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực tại Thái Nguyên lên tới 170 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 9,67 tỷ USD. Cùng với Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

Về lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở đánh giá lợi thế và nhu cầu thị trường, trong giai đoạn 2017 - 2020, các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã chuyển đổi khoảng 54 nghìn ha đất gieo trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây hàng năm cho giá trị kinh tế cao hơn từ 3 - 8 lần. Đến nay, đã hình thành được một số vùng lúa đặc sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, có thương hiệu sản phẩm, có thể kể đến như: nếp Tú Lệ, gạo Séng Cù, tẻ nương Mộc Châu, nếp Cẩm…

Giai đoạn 2016 - 2020, diện tích cây ăn quả của vùng đã tăng từ 185 nghìn ha lên 250 nghìn ha và trở thành vùng cây ăn quả lớn thứ 2 trên cả nước. Một số loại cây ăn quả đã được xây dựng thành vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn như: vải thiều, nhãn, cam, bưởi, xoài... Bên cạnh việc chú trọng sản xuất, trong vùng còn quan tâm đến đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm.

II. Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu

Qua thời gian thực tế và đồng hành cùng nhóm chuyên gia tư vấn khởi nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, hiện tại đã có một số mô hình khởi nghiệp điển hình đã có những thành công bước đầu (đã vượt qua điểm chết và đã có dòng tiền, đã có lãi).

1. HTX dược liệu và Thổ cẩm Thiên An (Bắc Kạn)

Địa chỉ: Xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Giám đốc: Lý Thị Quyên (Nữ, 1983, dân tộc Dao đỏ): 0977 466 119

Mô hình: Hợp tác xã cộng đồng người Dao tại xã Vi hương, trồng và sản xuất thảo dược chăm sóc sức khỏe

Số thành viên: 11 người (100% đều là nữ người Dao đỏ)

Sản phẩm:

  • Ngâm chân đóng túi nhúng.
  • Cao Gắm xoa bóp đau mỏi vai gáy.
  • Nước ngâm tắm của người Dao đỏ
  • Túi xách (đeo vai, xách tay) thổ cẩm
  • Gối thổ cẩm thảo dược

Doanh thu năm 2022 : 700 triệu

Lợi nhuận thuần 2022: 150 triệu

Hình ảnh sản phẩm:

tm-img-alt

 2. HTX Po Mỷ (Hà Giang)

  • Địa chỉ: Xã Tà Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
  • Giám đốc: Lưu Thị Hòa (Nữ, 1992, dân tộc C’lao): 036 433 6577
  • Mô hình: Hợp tác xã liên kết trồng và sản xuất nông sản Hà Giang
  • Số thành viên: 08 thành viên chính thức và 10 thành viên liên kết.

Sản phẩm:

  • Mở 2 cửa hàng bán thực phẩm và nông sản với thương hiệu‘’Về bản” tại huyện Đồng Văn và Hà nội (190.Nguyễn Huy Tưởng)
  • Mật Ong hoa bạc hà.
  • Mì sâm đất, bún khô, Miến, Măng, …
  • Một số thảo dược uống dạng thô

Doanh thu năm 2022: 2,9 tỷ

Lợi nhuận thuần năm 2022: 500 triệu

Hình ảnh sản phẩm:                      

tm-img-alt

3. HTX du lịch Quỳnh Nhai (Sơn La)

  • Địa chỉ: Lòng Hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
  • Giám đốc: Là Văn Phong (Nam, 1990, dân tộc C’lao): 096 876 0090
  • Mô hình: Hợp tác xã du lịch lòng Hồ thủy điện Sơn La
  • Số thành viên: 10 thành viên chính thức.

Sản phẩm:

  • 01 Tàu du lịch trải nghiệm lòng Hồ thủy điện Sơn La.
  • 01 bè nổi trải nghiệm lòng Hồ thủy điện Sơn La.
  • 01 bè nổi lòng Hồ trải nghiệm lấy tên: ‘’Vịnh uy phong’’
  • Kết hợp bán 1 số thủy sản bản địa, như: Cá Tép dầu

Doanh thu năm 2022: 950 triệu

Lợi nhuận thuần năm 2022: 390 triệu

Hình ảnh sản phẩm:

tm-img-alt

4. Công ty thảo dược AN THÁI HƯNG (Thái Bình)

  • Địa chỉ: xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
  • Giám đốc: Lê Ngọc Huê (Nam, 1995, dân tộc Kinh): 0989 7579 19
  • Mô hình: Công ty và HTX
  • Số thành viên: 68 thành viên chính thức.

Sản phẩm:

  1. Nhóm Trà thảo dược.
  2. Nhóm hóa phẩm từ thảo dược.
  3. Nhóm tinh dầu

Doanh thu năm 2022: 18 tỷ 

Lợi nhuận thuần năm 2022: 2,6 tỷ

Hình ảnh sản phẩm:

tm-img-alt
tm-img-alt

Xúc tiến thương mại

Các mô hình sản xuất nêu trên đều đã và đang triển khai bán hàng đa kênh, trong đó có trên kênh Online: Bán trên sàn thuwong mại điện tử Shopee, lập Fanpage bán hàng.

III.Nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời gian tới

Để phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp như:

- Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh chuyển đổi số. Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp, phát huy vai trò hệ thống các điểm không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Phát triển nông nghiệp vùng theo hướng nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch, đặc sản; hình thành các vùng chuyên canh với quy mô thích hợp.

- Phát triển các ngành dịch vụ và thương mại của vùng theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa, đẩy mạnh liên kết hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hoá Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030.

- Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo vệ nghiêm ngặt nước đầu nguồn, thực hiện thí điểm cơ chế chia sẻ nguồn nước giữa các ngành trong vùng, giữa vùng với vùng đồng bằng sông Hồng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc từ nay đến năm 2030. Đầu tư đổi mới hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thiên tai và biến đổi khí hậu vùng.

- Xây dựng thí điểm một số mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng./.

Bạn đang đọc bài viết Một vài mô hình điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.