Chủ nhật, 28/04/2024 13:34 (GMT+7)

'Xin chữ'- Nét đẹp văn hóa đầu Xuân

MTĐT -  Thứ hai, 19/02/2018 12:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”. Những vần thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên giúp ta nhớ tới một nét đẹp văn hóa của dân tộc, đó chính là tục xin chữ.

Bên cạnh việc du xuân thì xin chữ đầu năm như một thói quen của người Việt. Đây là nét đẹp văn hóa có từ ngàn đời nay. Xin chữ có ý nghĩa là mong muốn là cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

Xin chữ, cho chữ còn thể hiện tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, sự trân quý giá trị của chữ nghĩa của người Việt.

Hàng năm, cứ Tết đến, xuân về hình ảnh những ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ” lại hiện diện trong không gian Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hình ảnh đó dường như không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Xin chữ đầu năm mới cũng gắn liền với ước mong có một năm mới học hành giỏi giang, đỗ đạt trong thi cử.

Thông thường người được mọi người xin chữ là những bậc nho sĩ, thầy đồ, thầy giáo học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp, lại có tiếng hiền tài, đức độ.

Còn tùy theo nguyện vọng, hoàn cảnh của từng người sẽ xin chữ khác nhau. Thông thường, xin chữ cho gia đình, người ta xin chữ Phúc, Tâm; xin chữ cho cha mẹ, người ta xin chữ Thọ, An; xin chữ cho con cái, người ta xin chữ Hiếu, Trí.

Một số hình ảnh PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận tại Văn Miếu Quốc Tử Giám trong sáng nay 19/2 (mùng 4 Tết):

Ngay từ những ngày mùng 1, mùng 2 Tết người dân Thủ đô đã đổ xô đến Văn Miếu Quốc Tử Giám xin chữ. Đến sáng mùng 4 Tết lượng người đổ về vẫn chưa hề giảm xuống. 

Ông đồ miệt mài với những nét "phượng múa rồng bay".

Rất đông các em nhỏ vây quanh thầy đồ xin chữ đầu năm.

Các em nhỏ tỏ ra thích thú với việc xin chữ.

Xin chữ đầu năm, không phải là một việc đơn giản như chúng ta thường nghĩ mà đó là điều mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.

Bên ngoài là hình ảnh thu gom rác để giữ Văn Miếu luôn sạch đẹp trong mắt người dân và du khách.

Trong khuôn viên của Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa mang đậm nét dân tộc.

Tùy vào hoàn cảnh, lứa tuổi hay nguyện vọng sẽ xin những chữ khác nhau. 

P.V 

Bạn đang đọc bài viết 'Xin chữ'- Nét đẹp văn hóa đầu Xuân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau