Chủ nhật, 28/04/2024 10:09 (GMT+7)

Nga, Mỹ nghiên cứu loài vi khuẩn Actinobacteria ở đáy hồ Baika

MTĐT -  Thứ ba, 17/03/2020 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà sinh học từ Đại học quốc gia Irkutsk (Nga), cùng với các đồng nghiệp của Đại học Bắc Florida (Mỹ), đã nghiên cứu sự trao đổi chất của loài vi khuẩn Actinobacteria ở đáy hồ Baikal.

Theo Aquatic microbial ecology, các nhà sinh học từ Đại học quốc gia Irkutsk (Nga), cùng với các đồng nghiệp của Đại học Bắc Florida (Mỹ), đã nghiên cứu sự trao đổi chất của loài vi khuẩn Actinobacteria ở đáy hồ Baikal.

Đây là các vi sinh vật lớn có thể tổng hợp các hoạt chất sinh học. Hóa ra, các vi sinh vật này thiếu các gien phổ biến cho nhóm enzyme chịu trách nhiệm sản xuất kháng sinh. Điều này có nghĩa là các vi sinh vật này chống lại vi khuẩn với sự trợ giúp của các protein khác và có thể là các hợp chất mà khoa học chưa biết đến. Công trình này được hỗ trợ bởi một khoản tài trợ cấp từ Quỹ khoa học Nga.

Quang cảnh hồ Baikal, Nga - Ảnh: Flickr.

Actinobacteria - một nhóm vi khuẩn có kích thước lớn và hình dạng phức tạp, với khả năng phân hủy các hợp chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Chúng sản xuất các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp, những thứ mà chúng không cần cho sự tăng trưởng và phát triển, nhưng thực hiện một số chức năng khác.

Trong số các hợp chất này có các yếu tố tăng trưởng kích thích các quá trình tế bào và pheromone khác nhau trong truyền tín hiệu hóa học.

Ông Maxim Timofeev, Giám đốc Viện Nghiên cứu sinh học của Đại học quốc gia Irkutsk cho biết, các mẫu được lấy từ đáy hồ ở độ sâu 200m. Để có được các quần thể vi khuẩn Actinobacteria, các lớp trầm tích được đặt vào môi trường dinh dưỡng, cho phép ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật khác.

Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến các gien có liên quan đến việc tổng hợp các hợp chất hoạt tính sinh học. Họ phát hiện ra rằng các chủng vi khuẩn ở đáy hồ Baikal bị thiếu các gien phổ biến cho nhóm enzyme chịu trách nhiệm sản xuất kháng sinh như tetracycline, chloramphenicol và các loại khác.

Theo các nhà khoa học, điều này cho thấy khả năng thích nghi của chúng với sự sống trong nước với hàm lượng muối thấp. Tuy nhiên, hoạt tính sinh học đã được quan sát thấy ở 75% các chủng vi khuẩn Actinobacteria được phân lập trong nghiên cứu.

Vì vậy, hoạt tính sinh học đã được biểu hiện nhờ các enzyme khác. Theo ông Maxim Timofeev, đặc điểm nổi bật này của loài vi khuẩn Actinobacteria ở hồ Baikal chứng tỏ sự tiến hóa lâu dài của chúng trong điều kiện nước siêu ngọt cũng như tiềm năng đáng kể của chúng trong việc sản sinh các loại kháng sinh và hợp chất tự nhiên mà khoa học chưa biết tới.

Theo Một thế giới

Bạn đang đọc bài viết Nga, Mỹ nghiên cứu loài vi khuẩn Actinobacteria ở đáy hồ Baika. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau