Thứ hai, 29/04/2024 08:56 (GMT+7)

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của các quốc gia ASEAN

Mai Hương -  Thứ hai, 17/09/2018 10:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong Kế hoạch hành động triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đặt nông nghiệp làm trọng tâm cho phát triển kinh tế bền vững.

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia ASEAN, sản xuất nông lâm thuỷ sản đảm bảo lượng lương thực đáp ứng với dân số 650 triệu người và góp phần cung cấp lương thực toàn cầu. Đây là quan điểm mà Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh tại Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á

Đồng thời Phó Thủ tướng khẳng định, mô hình đối tác công - tư là một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư vào ngành, phát triển sản xuất và chế biến sản phẩm. Chủ trương ưu tiên thu hút đầu tư theo hình thức PPP đã được Chính phủ thể chế hóa bằng các chính sách.

Trong Kế hoạch hành động triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đặt nông nghiệp làm trọng tâm cho phát triển kinh tế bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn thịnh vượng. Khoa học công nghệ và đầu tư theo mô hình PPP sẽ là hai nhân tố giúp hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững của Việt Nam.   

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, trong giai đoạn phát triển hiện nay, bên cạnh vai trò kiến tạo của Chính phủ, vai trò chủ thể của nông dân, cần phải có sự đồng hành của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tác nhân năng động nhất trong chuỗi giá trị, có tiềm lực ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Từ đó để xây dựng ngành kinh doanh nông nghiệp hiện đại, có năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về xã hội và môi trường trong toàn chuỗi giá trị nông nghiệp.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn sáng 11/9.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nêu rõ, chủ đề của Diễn đàn tăng trưởng Châu Á hôm nay là "Đổi mới để tạo ra thay đổi: Khám phá và truyền cảm hứng". Do đó, muốn hội nhập sâu rộng hơn, ngành nông nghiệp cần phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa với sự tham gia sâu rộng hơn của khu vực tư nhân, sử dụng các công nghệ hiện đại của cách mạng công nghệ 4.0 để chuyển đổi ngành nông nghiệp, trở nên hiện đại hơn, hiệu quả hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn.

Tại diễn đàn, các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nhân đã cùng nhau chia sẻ cách thức đổi mới trong sản xuất, đầu tư và kinh doanh nông nghiệp, ứng dụng thành quả của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp thông minh. Qua đó, nhằm phát huy lợi thế của nông nghiệp trong vùng, cải thiện đời sống của người nông dân và góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Bạn đang đọc bài viết Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của các quốc gia ASEAN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.