Thứ hai, 29/04/2024 14:45 (GMT+7)

Nâng cao hiệu quả quản lý mạng lưới cấp nước ở Hải Phòng (kỳ 2)

MTĐT -  Thứ sáu, 02/11/2018 07:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cấp nước Hải Phòng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng quản lý Mạng lưới cấp nước theo mô hình phường, là cơ sở cho Bộ Xây dựng khuyến khích các công ty, đơn vị cấp nước khác thực hiện theo.

  •  Địa điểm xây dựng: Địa bàn thành phố Hải Phòng
  • Thời gian xây dựng: từ năm 1993 đến nay.
  • Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ tháng 6/2003 đến nay.
  • Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:
  • Số dân được phục vụ: khoảng 1,3 …2 triệu người.
  • Nguồn vốn:
    • Chính phủ Phần Lan (1993-1998): Hỗ trợ công ty cải thiện điều kiện cấp nước của thành phố trong đó có thí điểm cấp nước theo mô hình Phường;
    • Vốn vay World Bank (1999-2002): Dự án cải tạo và mở rộng Hệ thống cấp nước thành phố Hải Phòng (Dự án 1A). Tổng vốn đầu tư 29,46 triệu USD;
    • Vốn vay ngân hàng thương mại, vốn công ty (2003-2006): Cải tạo mạng lưới các khu vực phát triển đơn lẻ, một số phường còn lại của khu vực các quận nội thành, một xã vùng ven nội thành, …
    • Vốn vay World Bank (2007-2009): Dự án cấp nước Kiến An (Dự án 2A), có tổng vốn đầu tư là 14,1 triệu USD.
    • 2010 đến nay: Vốn vay ngân hàng ADB: Xây dựng và mở rộng Hệ thống cấp nước giai đoạn II (74 triệu USD), hiện đang triển khai (dự kiến năm 2020 hoàn thành). Vốn vay ngân hàng thương mại, vốn công ty: Cải tạo mạng lưới các khu vực phát triển đơn lẻ như: các xã, thị trấn,…
  • Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày.
  • Tỷ lệ đấu nối: 100% các khách hàng thuộc khu vực các quận nội thành và một số vùng phụ cận đã được công ty đầu tư hệ thống cấp nước hoàn chỉnh.

Cấp nước Hải Phòng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng quản lý Mạng lưới cấp nước theo mô hình phường, là cơ sở cho Bộ Xây dựng khuyến khích các công ty, đơn vị cấp nước khác thực hiện theo.

Áp dụng công tác bảo dưỡng Mạng lưới cấp nước định kỳ lần đầu tiên tại Hải Phòng đã giúp công tác quản lý, chống thất thoát nước đơn giản và đạt được hiệu quả cao.

Công việc kinh doanh của công ty các năm trước đây thua lỗ tới 30%, sau khi 17 phường đầu tiên hoàn thành năm 1993, tỷ lệ thất thoát giảm và công ty bắt đầu có lãi (Doanh thu năm 1995 là 19 tỷ đồng, năm 2017 là 743 tỷ đồng); Giảm tỷ lệ thất thoát từ 70% (trước năm 1993) xuống còn 13% (hiện nay), có những quận thất thoát <7%; Nâng công suất nhà máy, mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng tỷ lệ đấu nối (100% khách hàng thuộc khu vực nội thành và một số vùng phụ cận đã được đầu tư hệ thống cấp nước hoàn chỉnh); Áp lực cấp nước cuối nguồn đạt > 1,5 bar.

Dự án hoàn thành, công việc sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định, doanh thu tăng giúp công ty phát triển bền vững. Đồng thời giúp công ty có đủ nguồn lực để đầu tư nâng cấp áp dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất cũng như cải tạo và mở rộng mạng lưới cung cấp nước được chủ động, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng nước cho nhân dân thành phố với chất lượng và dịch vụ ngày một tốt hơn.

Việc đầu tư cải tạo là rất lớn, tốn kém, phức tạp và liên quan đến nhiều ngành do phải đào đường, hè… Mặt khác, Công ty còn rất khó khăn về tài chính, nguồn lực thì hạn hẹp, việc định hướng xây dựng mạng lưới cấp nước theo mô hình phường đã mở ra cho Công ty một hướng đi mới.

Xây dựng, quản lý Mạng lưới cấp theo mô hình phường mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý chống thất thoát và đã được Ngân hàng Thế giới công nhận, nên những năm trước đây các Công ty cấp nước trong nước thường xuyên đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm để áp dụng cho đơn vị mình. Tỷ lệ thất thoát được kiểm soát đã giúp công việc sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định, doanh thu ngày một tăng, công tác quản lý vận hành và bảo dưỡng được tốt hơn, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện.

Hiện mạng lưới cấp nước của công ty cung cấp liên tục 24h/7 cho nhân dân và các nhu cầu công nghiệp, dịch vụ thương mại để phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Người dân được sử dụng nước với chất lượng tốt, an toàn tránh được các bệnh lây nhiễn do nguồn nước gây ra. Việc trả phí của các hộ gia đình được tính đúng, tính đủ thông qua đồng hồ nước giúp nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước trở nên hiệu quả hơn, tránh thất thoát lãng phí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao hiệu quả quản lý mạng lưới cấp nước ở Hải Phòng (kỳ 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...