Thứ ba, 30/04/2024 00:46 (GMT+7)

Quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung

Thanh Mai -  Thứ bảy, 09/09/2023 11:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, Tỉnh Bình Định phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 11 tỉnh tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023, tại thành phố Quy Nhơn.

tm-img-alt
Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức từ ngày 8-10/9, với sự tham gia của hơn 1000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào dân tộc đến từ 11 tỉnh khu vực miền Trung: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 năm 2023 có chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung; Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển".

Theo Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, dải đất miền Trung được xem là nơi hội tụ, chuyển tiếp và kết tinh nhiều giá trị văn hóa; cộng đồng các dân tộc miền Trung đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu với bề dày hơn 2.000 năm, tiêu biểu là nền văn hóa Sa Huỳnh và nền văn minh Chăm Pa. Thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, cải tạo thiên nhiên, lao động, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày đã hình thành nên kho tàng văn hóa phong phú. Nơi đây sở hữu giá trị tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa đồ sộ với 5 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 6 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, 37 di tích quốc gia đặc biệt, 49 bảo vật quốc gia, 691 di tích quốc gia, 176 di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mường, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Co, Xơ Đăng, Mnông, Chăm và nhiều tộc người khác, gắn liền với quá trình khai thiên lập địa, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, ước mơ cũng như khát vọng của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

tm-img-alt
Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023

Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước nói chung, của các vùng miền trên cả nước nói riêng, những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Cùng với Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tại các vùng miền trên cả nước, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung đã trải qua 3 lần tổ chức, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần này là sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội sâu sắc nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền Trung.

Qua ngày hội lần này, công chúng sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật được trình diễn công phu, được đắm mình vào không gian các lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân.

Những hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phong phú, hấp dẫn mà các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên mang đến Ngày hội sẽ là những bông hoa tươi thắm góp phần làm rạng rỡ bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em trong vườn hoa văn hóa, nghệ thuật của nước nhà. Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung.

Trong khuôn khổ ngày hội có các hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước"; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc miền Trung trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Bạn đang đọc bài viết Quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...