Chủ nhật, 28/04/2024 10:53 (GMT+7)

Tây Ninh sẽ có thêm 11 cây cầu qua sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông

Tuệ Lâm -  Thứ ba, 22/11/2022 16:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định phê duyệt “Đề án rà soát thực hiện quy hoạch và định hướng phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Do đó, trong thời gian qua và sắp tới, tỉnh nỗ lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từng bước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn; kết nối hiệu quả giữa các loại hình giao thông và giữa hệ thống quốc gia với hệ thống giao thông địa phương; kết nối vùng, miền, các đầu mối vận tải; phát huy thế mạnh là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình, hỗ trợ gom và giải toả hàng hoá, hành khách cho các phương thức vận tải khác.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ sẽ tiếp tục được quy hoạch bảo đảm cân đối hài hoà, hợp lý về vị trí, dân số, nhu cầu phát triển và hiệu quả đầu tư; phù hợp với các quy hoạch và định hướng quy hoạch khác bảo đảm tầm nhìn dài hạn; tạo không gian phát triển kinh tế cho các địa phương, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất.

Tây Ninh sẽ huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thông qua các đề án khai thác nguồn lực từ đất đai, tài sản công, xã hội hoá kêu gọi đầu tư từ nguồn lực ngoài ngân sách; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, với nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.

Đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cho phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kết nối các điểm tập trung dân cư, các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông, khu du lịch... bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Với định hướng phát triển hạ tầng giao thông trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của tỉnh là cửa ngõ ASEAN, khai thác tiềm năng lợi thế kinh tế biên mậu với Campuchia và khu vực ASEAN. Phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, liên hoàn và tính kết nối cao với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bảo đảm an ninh quốc phòng; phục vụ phát triển du lịch; phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; kéo giảm tai nạn giao thông; bảo đảm môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Đặc biệt, kết cấu hạ tầng giao thông sẽ kết nối hai bờ sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và các rạch; đầu tư, nâng cấp các tuyến đường kết nối các khu, điểm du lịch, các khu công nghiệp, các đầu mối hàng hoá với các trung tâm logistics, ICD, cảng thuỷ nội địa; các vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Tỉnh cũng quy hoạch cảng hàng không Tây Ninh có chức năng dân dụng, thưc hiện khai thác các tuyến bay nội địa thường kỳ và một số tuyến bay quốc tế và cảng hàng không có chức năng vận tải hàng hoá kết hợp với du lịch.

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Đến năm 2030, Tây Ninh dự kiến quy hoạch xây dựng mới 11 cầu bắc qua sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Trên sông Sài Gòn, đầu tư mới 3 cầu kết nối Tây Ninh với Bình Dương (nâng tổng số cầu bắc qua sông Sài Gòn là 6 cầu), là cầu Cây Me trên quốc lộ 56B, cầu Phước Đông kết nối đường trục chính KCN Phước Đông - Bời Lời đến đường tỉnh 744 (Bình Dương), cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh.

Trên sông Vàm Cỏ Đông, đầu tư mới 8 cầu (nâng tổng số cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông là 15 cầu), là cầu Băng Dung trên đường huyện, kết nối xã Biên Giới với xã Phước Vinh (huyện Châu Thành). Cầu Bến Trường trên đường huyện, kết nối xã Hoà Hội với xã Hảo Đước (huyện Châu Thành). Cầu Ninh Điền trên tuyến quy hoạch mới đường tỉnh 796B, kết nối xã Ninh Điền với xã Thanh Điền (huyện Châu Thành).

Cầu Trường Đông trên tuyến quy hoạch mới đường 786C, kết nối xã Long Vĩnh (huyện Châu Thành) với xã Trường Đông (thị xã Hoà Thành). Cầu Thạnh Đức trên tuyến quy hoạch mới đường 789B, kết nối thị trấn Bến Cầu với xã Thạnh Đức (huyện Gò Dầu). Cầu Hiệp Thạnh trên tuyến quy hoạch mới đường 782B, kết nối xã Lợi Thuận với xã Hiệp Thạnh(huyện Gò Dầu) . Cầu trên đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài. Cầu Phước Chỉ - Lộc Giang trên tuyến đường huyện, kết nối xã Lộc Giang (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) với xã Phước Chỉ (thị xã Trảng Bàng).

Kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới sẽ được nối thông các tuyến, phá thế chia cắt tự nhiên bởi sông, rạch, kênh thuỷ lợi, tạo mạng lưới liên hoàn, thông suốt, an toàn và đáp ứng nhu cầu phát triển; nâng cao năng lực vận tải đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh; phát triển hệ thống cảng hành khách để khai thác vận tải hành khách du lịch đường thuỷ nội địa, kết hợp du lịch sinh thái.

Tây Ninh cũng đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển cảng, bến thuỷ nội địa, các công trình phục vụ dịch vụ vận tải như bến xe, trạm dừng nghỉ, trạm dừng chân, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

Bạn đang đọc bài viết Tây Ninh sẽ có thêm 11 cây cầu qua sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau