Thứ hai, 29/04/2024 07:41 (GMT+7)

Thêm hai điểm đến tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long tại Đồng Tháp

Thanh Hạ -  Thứ sáu, 15/09/2023 16:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiệp hội Du lịch Đồng bằng SCL vừa bình chọn công nhận và tái công nhận hai “Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2023” là Khu Di tích Gò Tháp tại huyện Tháp Mười và Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Theo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công bố, Khu di tích Gò Tháp tại huyện Tháp Mười hội tụ ba loại hình di tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng là những chỉ dấu quan trọng về các phương diện lịch sử, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo của vương quốc Phù Nam thuở xa xưa. Ngoài giá trị khảo cổ, lịch sử, Gò Tháp còn được xem là tâm điểm của vùng Đồng Tháp Mười, một trong số ít nơi còn lưu giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, với những thảm thực vật phong phú đặc trưng của vùng đất ngập nước.

Hiện nay, Gò Tháp được tỉnh Đồng Tháp quy hoạch tổng thể với diện tích 300ha. Trong đó, xây thêm công trình Khu di tích Xứ ủy Nam Bộ - nơi trưng bày hàng nghìn hiện vật hình ảnh và tư liệu về các giai đoạn kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân miền Nam.

tm-img-alt
Khu di tích Gò Tháp. Nguồn: internet

Không những vậy, tỉnh còn xây thêm công trình Thiền viện Trúc Lâm Tháp Mười với quy mô 12ha gồm nhiều hạng mục như: khu Chánh điện, lầu chuông, lầu trống, công trình phụ trợ, khu thiền thất, tượng Quán Thế Âm, ba cổng tam quan. Trong tương lai, Khu di tích Gò Tháp sẽ được kết hợp với Đồng sen Tháp Mười làm thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh với chủ đề "Vương quốc sen và văn hóa tâm linh".

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đây là nơi không chỉ bảo vệ tràm mà còn bảo vệ hơn 100 loài chim sinh sống và làm tổ như cò trắng, cồng cộc, nhan sen, diệc, vạc…

Đặc biệt trong đó có hai loại quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam là cò nhạn và nhan điển. Với tổng diện rừng gần 1.600ha, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng được xem là vườn chim lớn nhất ở tỉnh Đồng Tháp.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết xác định du lịch tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng, tỉnh sẽ ban hành nghị quyết mới về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025; đồng thời, khuyến khích người dân khởi nghiệp du lịch với gắn với chuyển đổi số, hình thành các tour, tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh.

Bạn đang đọc bài viết Thêm hai điểm đến tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long tại Đồng Tháp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.