Chủ nhật, 28/04/2024 01:58 (GMT+7)

Thời điểm nào cần đặc biệt lưu ý tới các hiện tượng lốc, sét, mưa đá?

MTĐT -  Thứ ba, 19/09/2023 17:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới cần đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trên phạm vi cả nước, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, vào tháng Mười và tháng 11.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia - ông Hoàng Phúc Lâm cho biết từ nay cho đến khoảng tháng 11/2023, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động, sau đó có xu hướng dịch xuống phía Nam. Do vậy, ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ còn nhiều ngày mưa rào và dông, có ngày xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, xảy ra nhiều hơn ở khu vực miền Trung.

Mưa đá phủ dày tại lối vào bản của người dân ở xã Thanh Xương, huyện Điện Biên. (Ảnh Xuân Tư. Vietnam+ phát)
Mưa đá phủ dày tại lối vào bản của người dân ở xã Thanh Xương, huyện Điện Biên. (Ảnh Xuân Tư. Vietnam+ phát)

Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh nên trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2023, dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều ngày có mưa rào và dông.

“Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trên phạm vi cả nước, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, vào tháng 10 và tháng 11,” ông Lâm lưu ý.

Ông Lâm cũng cho biết theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong khoảng thời gian từ tháng 10-12, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-30%; riêng tháng 12/2023 có khả năng cao hơn trên 30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại khu vực Trung Bộ, trong khoảng thời gian trên, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-30%. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ, trong tháng 11/2023, tổng lượng mưa ở mức cao hơn từ 15-30%.

Từ tháng 12/2023, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 20-40%; khu vực Trung Trung Bộ ở mức xấp xỉ và Nam Trung Bộ phổ biến thấp hơn từ 5-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổng lượng mưa trong tháng Mười tại Tây Nguyên và Nam Bộ dự báo ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Từ tháng 11-12, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên thấp hơn từ 15-30%, Nam Bộ ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. (Nguồn: Văn Dũng. Vietnam+ phát)

Cùng với xu thế mưa, theo nhận định của ông Lâm, từ nay đến hết năm 2023, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 3-5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

“Khả năng tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển. Do đó, các địa phương, người dân cần đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ,” ông Lâm nhấn mạnh.

Dự báo xã hơn vào thời kỳ đầu mùa Đông năm 2023-2024, ông Lâm cho biết không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu; rét đậm, rét hại có thể xuất hiện muộn và số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng ít hơn so với trung bình nhiều năm.

Tuy nhiên, hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, rét đậm, rét hại, sương muối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc.

Trong khoảng thời gian tiếp theo từ tháng 1-3/2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo bão, áp thấp nhiệt đới ít có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Cũng trong khoảng thời gian trên, số ngày rét đậm, rét hại có khả năng ít hơn so với trung bình nhiều năm và các đợt rét đậm, rét hại có xu hướng không kéo dài. Tuy nhiên, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực miền Bắc.

Trong khi đó, tại khu vực Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ, cơ quan khí tượng dự báo có khả năng sẽ xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô năm 2024.

Đặc biệt, tại khu vực phía Nam, tình trạng ít mưa, khô hạn, thiếu nước trong các tháng mùa khô năm 2024 sẽ tác động lớn đến các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Bạn đang đọc bài viết Thời điểm nào cần đặc biệt lưu ý tới các hiện tượng lốc, sét, mưa đá?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề