Chủ nhật, 28/04/2024 20:22 (GMT+7)

Tiêu điểm chính sách Tài nguyên và Môi trường tháng 7-8/2023

Bảo Ngọc -  Thứ bảy, 09/09/2023 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tháng 7-8/2023, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

Các chính sách mới được ban hành liên quan đến công tác tổ chức cũng như các hướng dẫn về ứng phó với biến đổi khí hậu, định mức kinh tế kỹ thuật khảo sát khí tượng thuỷ văn, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023…

Ngày 7/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 815/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tiêu điểm chính sách mới lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường tháng 7-8/2023
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: ITN

Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập trên cơ sở tổ chức lại Viện Khoa học môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường và Viện Nghiên cứu biển và hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Viện có chức năng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, phát triển công nghệ về môi trường, biển và hải đảo phục vụ quản lý nhà nước về môi trường, biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về môi trường, biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/7/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 2064/QĐ-BTNMT "Công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện” tại các lưu vực sông trên cả nước.

Tiêu điểm chính sách mới lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường tháng 7-8/2023
Ảnh minh hoạ. ITN

Theo Quyết định Bộ TN&MT ban hành danh mục giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu 699 hồ chứa, đập dâng của 626 công trình thủy lợi, thủy điện. Trong đó có 660 hồ chứa, đập dâng của 590 công trình thủy điện và 39 hồ chứa, đập dâng của 36 công trình thủy lợi.

Trong đó, tại lưu vực sông Hồng - Thái Bình có 277 công trình thủy điện, thủy lợi nằm trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình. Đây cũng là lưu vực có nhiều công trình thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp như: Thủy điện Mây Hồ (tỉnh Lào Cai) 0,011 - 0,23 m3/giây; Thủy điện Ngòi Đường 1 (tỉnh Lào Cai) 0,13 m3/giây; Thủy điện Suối Chút 1 (tỉnh Lào Cai) 0,02 - 0,1 m3/giây; Suối Chút 2 (tỉnh Lào Cai) 0,03 - 0,22 m3/giây; Nậm Cát (tỉnh Lai Châu) 0,01m3/giây; Nậm Nhùn 2 (tỉnh Lào Cai) 0,05 - 0,12 m3/giây; Nậm Nhùn 1 (tỉnh Lào Cai) 0,02 - 0,21 m3/giây; Nậm He (tỉnh Điện Biên) 0,12 m3/giây;…

Các công trình có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập cao nhất là thủy điện Sông Lô 8A tại tỉnh Tuyên Quang với 60,25m3/giây; thủy điện Sông Lô 6 nằm trên địa bàn 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang 46,3m3/giây; thủy điện Sông Lô 7 tại tỉnh Tuyên Quang 58,6m3/giây; thủy điện Pắc Ma tại tỉnh Lai Châu với 55,6m3/giây.

Khu vực sông Mê Công (Cửu Long) nằm trên địa bàn các tỉnh Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Gia Lai có 10 công trình thủy lợi, thủy điện. Trong đó, thủy điện A Lin Thượng có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,18m3/giây. Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là thủy điện Nậm Núa (tỉnh Điện Biên) với 4,6m3/giây.

Theo Quyết định, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng; xử lý vi phạm đối với hành vi không bảo đảm dòng chảy tối thiểu theo quy định; Định kỳ rà soát, cập nhật, tổng hợp và trình Bộ TN&MT công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt của Bộ trước ngày 31/1 hằng năm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BTNMT ngày 31/7/2023 về Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.

Tiêu điểm chính sách mới lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường tháng 7-8/2023
Ảnh minh hoạ. quochoi.vn

Thông tư này gồm 4 chương, 19 điều hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy Thông tư này hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.

Chiến lược, quy hoạch phải thực hiện lồng ghép và nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch

Ngày 31/7/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 07/2023/TT-BTNMT Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn.

Tiêu điểm chính sách mới lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường tháng 7-8/2023
Ảnh minh hoạ. ITN

Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn.

Về phạm vi điều chỉnh, Định mức kinh tế - kỹ thuật này quy định mức sử dụng lao động; máy móc, thiết bị; dụng cụ; vật liệu; năng lượng; nhiên liệu được áp dụng cho các công việc sau:

-Điều tra, khảo sát khí tượng: Điều tra, khảo sát khí tượng bề mặt; Điều tra, khảo sát khí tượng bằng trạm khí tượng tự động)

- Điều tra, khảo sát thủy văn: Khảo sát địa hình phục vụ khảo sát thủy văn; Điều tra, khảo sát thủy văn vùng sông không ảnh hưởng thủy triều; Điều tra, khảo sát thủy văn vùng sông ảnh hưởng thủy triều.

Đối tượng áp dụng: Định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động có liên quan đến công tác điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn.

Ngày 7/8/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 936/QĐ-TTg ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. ITN

Theo Quyết định số 936/QĐ-TTg, có 10 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:

1- Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

2- Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.

3- Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo.

4- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

5- Viện Khoa học tài nguyên nước.

6- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

7- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.

8- Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.

9- Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng.

10- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Quyết định 936/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngày 30/8/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 7294/BTNMT-TTTT gửi các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề "Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.

Tiêu điểm chính sách mới lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường tháng 7-8/2023

Những khẩu hiệu của chiến dịch năm nay:

- Hãy sử dụng sản phẩm từ vật liệu tái chế.

- Giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách tái sử dụng và tái chế.

- Trồng thêm một cây xanh là góp phần bảo vệ môi trường.

- Hãy giữ gìn vệ sinh chung – Nói không với xả rác bừa bãi.

- Từ chối sử dụng túi nilon khó phân huỷ là hành động thiết thực bảo vệ môi trường.

Ngày 31/8/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 1009/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP).

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại Hội thảo tham vấn về JETP

Mục tiêu tổng quát của Đề án là triển khai thực hiện thành công Tuyên bố JETP gắn với thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0” vào năm 2050; phát triển ngành năng lượng hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ, thông minh trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và các mục tiêu phát triển, đảm bảo công bằng trong chuyển đổi năng lượng.

Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính cho việc thực hiện Tuyên bố JETP, góp phần thực hiện định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Bạn đang đọc bài viết Tiêu điểm chính sách Tài nguyên và Môi trường tháng 7-8/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.