Chủ nhật, 28/04/2024 08:42 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/11/2023

MTĐT -  Thứ ba, 21/11/2023 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 21/11/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 21/11/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Hà Nội dừng dự án cao ốc tuyến đường 'băm nát' quy hoạch Lê Văn Lương

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản thông tin về loạt dự án cao ốc chậm triển khai trên địa bàn TP, trong đó có dự án N14, N15 đường Lê Văn Lương và dự án số 48 Trần Duy Hưng, số 216 Trần Duy Hưng thuộc địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Liên quan đến ô đất N14, N15 đường Lê Văn Lương, UBND TP Hà Nội cho biết, ô đất có tổng diện tích 12.560,6m2, được UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 11/08/2016. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Louis làm chủ đầu tư.

Hà Nội dừng dự án cao ốc tuyến đường 'băm nát' quy hoạch Lê Văn Lương ảnh 1
Hà Nội dừng thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại ô đất N14, N15 đường Lê Văn Lương. Ảnh tư liệu: Hoàng Huy.

Trong quá trình triển khai công tác GPMB có phát sinh đơn thư. Căn cứ báo cáo của Thanh tra TP về việc xem xét đơn thư, tháng 2/2020, UBND TP đã có chỉ đạo về việc dừng thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Về việc xử lý các nội dung tồn tại của dự án, UBND TP đã giao các Sở, ngành rà soát quy định hiện hành để tham mưu đề xuất.

Được biết, hồi tháng 5/2022, Thanh tra Bộ Xây dựng công bố Kết luận thanh tra số 39, trong đó chỉ ra một số lô đất bên đường Lê Văn Lương – Tố Hữu chậm tiến độ nhiều năm, bỏ hoang lãng phí. Cùng với đó, kết luận chỉ loạt vi phạm trong quy hoạch, xây dựng các dự án cao ốc hai bên tuyến đường này.

Theo Kết luận thanh tra số 39 của Bộ Xây dựng, hàng loạt các dự án được điều chỉnh nâng tầng sai quy hoạch trên tuyến đường Lê Văn Lương. Thậm chí có những dự án bị điều chỉnh nhiều lần theo hướng thay đổi chức năng sử dụng đất, “nhồi” thêm tầng cao.

Cụ thể, dự án Manhattan Tower sau 4 lần điều chỉnh sai quy định, đã tăng số tầng trung bình từ 5 lên 30 tầng, làm tăng quy mô dân số từ 500 người lên khoảng 1.308 người.

Dự án Times Tower của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7 tầng cùng 1 tầng kỹ thuật, 1 tum thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% thành 59,5%, tăng thêm dân số 680 người.

Dự án HandiResco Lê Văn Lương do liên danh Tổng Cty Handico và Công ty HandiResco là chủ đầu tư với 4 lần điều chỉnh đã điều chỉnh từ đất ở thành văn phòng, thương mại (năm 2008), thành hỗn hợp văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (năm 2012); 1 khối văn phòng lại thành tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại, nhà ở và nhà trẻ (năm 2017); nâng từ 6,5 tầng lên 25 tầng khối văn phòng, 27 tầng khối nhà ở, phát sinh tăng dân số 754 người, diện tích sàn xây dựng tăng thêm hơn 10.790m2.

Hà Nội dừng dự án cao ốc tuyến đường 'băm nát' quy hoạch Lê Văn Lương ảnh 2
Hàng chục tòa cao ốc “mọc” sai quy hoạch hai bên tuyến đường Lê Văn Lương.

Dự án án Hà Nội Center Point do Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư điều chỉnh “đất công cộng thành phố” thành đất xây nhà ở cho thuê và đã xây thành nhà ở và tiếp tục bị “biến” thành hỗn hợp (văn phòng, dịch vụ và nhà cho thuê). Mật độ xây dựng dự án này tăng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng 1.060 người.

Tại dự án The Golden Palm do Công ty CP Phát triển Đầu tư Hà Nội - Sunrise (HDIS) là chủ đầu tư điều chỉnh sai quy định từ đất ở thành dịch vụ, thương mại thành nhà ở, mật độ xây dựng từ 51,7% với tầng cao điểu chỉnh liên tiếp từ 9 lên 23 rồi lên 25 và sau đó lên 27 tầng làm tăng thêm dân số khoảng 914 người.

Ở dự án công trình trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê số 19 đường Lê Văn Lương do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư làm chủ đầu tư đã được điều chỉnh sai quy định từ “đất ở” thành đất xây trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê, tầng cao từ trung bình 7-9 tầng thành 16 tầng.

Dự án tòa văn phòng Hud Tower điều chỉnh sai quy định trong xây dựng. Đất cho dự án này được điều chỉnh từ “đất ở” thành “đất xây dựng văn phòng, khách sạn, thương mại”, rồi biến thành tòa nhà văn phòng Hud Tower. Hệ số sử dụng đất tăng từ 3,1 lần thành 10,9 lần, tầng cao tối đa từ 16 tầng thành 32 tầng.

Tòa Golden West do Cty Vietradico là chủ đầu tư 3 lần “bị” điều chỉnh sai quy định, từ 6,5 tầng thành 25 tầng, mật độ từ 38% thành 47%, số căn hộ từ 352 căn thành 740 căn...

Hà Nội chấp thuận cho đầu tư Dự án Trạm biến áp 220 kV Văn Điển và đấu nối

Ngày 20/11/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 5926/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220 kV Văn Điển và đấu nối.

Đây là địa phương thứ 2 của cả nước có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng dự án truyền tải điện theo quy định của Luật đầu tư 2020 sau khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt (sau Thành phố Hải Phòng).

Theo đó, nhà đầu tư được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), có địa chỉ số 18 Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Mục tiêu dự án của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng cho lưới điện 110 kV phía Nam Hà Nội và các phụ tải trung thể khu vực huyện Thanh Trì và lân cận; tăng cường liên kết hệ thống điện khu vực, nâng cao độ an toàn, tin cậy và ổn định khi vận hành hệ thống điện khu vực và quốc gia; giảm tổn thất công suất, điện năng trong hệ thống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVN và EVNNPT.

tm-img-alt
Hà Nội chấp thuận cho đầu tư Dự án Trạm biến áp 220 kV và đấu nối

Quy mô dự án: Diện tích đất nghiên cứu lập dự án khoảng 7,05 ha. Trong đó diện tích đất của trạm biến áp khoảng 5 ha, diện tích đất phần đường cáp 220 kV khoảng hơn 2 ha. Công suất thiết kế 939 MVA.

Vốn đầu tư của dự án khoảng 1.475 tỷ đồng Việt Nam; trong đó vốn góp của nhà đầu tư (từ nguồn vốn chủ sở hữu) khoảng 463 tỷ đồng; vốn vay tín dụng khoảng 1.012 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Địa điểm thực hiện dự án: Trạm biến áp 220kV Văn Điển tại thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì; Tuyến cáp ngầm 220kV đấu nối TBA 220kV Văn Điển đi ngầm dọc theo tuyến đường nối từ đường Phan Trọng Tuệ với đường Tả Thanh Oai-Đại Áng-Liên Ninh, huyện Thanh Trì.

Dự án dự kiến khởi công quý II/2024, hoàn thành toàn thi công và đóng điện quý III/2025.

Hà Giang tìm kiếm nhà đầu tư dự án khu đô thị mới Phú Hưng

Dự án có sơ bộ tổng chi phí thực hiện 1.983,133 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 49,016 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dự án có diện tích 46,48 ha tại phường Minh Khai, TP. Hà Giang. Trong đó, tổng diện tích đất ở khoảng 15,2 ha, với khoảng 1.239 lô (đất ở liền kề 1.094 lô; đất ở biệt thự 145 lô). Ngoài ra, nhà đầu tư phải xây dựng hoàn thiện đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo đồ án quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thời hạn hoạt động 50 năm, tiến độ hoàn thành trong 5 năm. Nộp hồ sơ đăng ký thực hiện đến 7h00 ngày 18/12/2023.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn 2050

Theo đó, phạm vi lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch có quy mô khoảng 5,6 ha; địa điểm tại xã Tân Tiến, TP Bắc Giang. Ranh giới điều chỉnh quy hoạch như sau: Phía Tây Bắc giáp đường Trường Chinh và Trường Chính trị tỉnh; phía Tây Nam giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Đông Bắc giáp đường Phạm Hùng và công viên Tuổi trẻ; phía Tây giáp đất nông nghiệp thôn An Phong, xã Tân Tiến.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Điều chỉnh khu đất với diện tích khoảng 5,6 ha quy hoạch đất đơn vị ở thành quy hoạch đất dịch vụ - công cộng cấp đô thị.

Các nội dung khác theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 đã được phê duyệt.

Sở Xây dựng, UBND TP Bắc Giang chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định, có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Quảng Ninh cụ thể trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Nhằm đảm bảo mục tiêu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 984/UBND-TH4 (28/4/2023).

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện tỉnh cụ thể, cá thể hóa trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, tuyệt đối không để xảy ra việc lạm dụng lấy ý kiến nhằm mục đích đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết.

Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư trong tháng 11/2023 phải khởi công được các dự án mới đã được phân bổ nguồn vốn; trong đó có 3 dự án trọng điểm, có kế hoạch vốn ngân sách tỉnh được bố trí từ đầu năm 2023 là trên 2.330 tỷ đồng và 5 dự án trường học được UBND tỉnh bổ sung kế hoạch vốn 385,5 tỷ đồng.

Đối với 8 địa phương được tỉnh bổ sung và giao quyền chủ động trong sử dụng vốn chấm điểm, các địa phương phải chủ động rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn chấm điểm từ dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, đảm bảo theo thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh.

Tính đến cuối tháng 10/2023, tổng số vốn đã giải ngân đạt trên 6.640 tỷ đồng, đạt 48,1% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao đầu năm, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (53%); trong đó, vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt 75,3% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ (33,2%); vốn ngân sách cấp tỉnh giải ngân đạt 33,6% kế hoạch vốn đã phân khai, thấp hơn so với cùng kỳ (49,7%); ngân sách huyện giải ngân đạt 58% kế hoạch giao đầu năm, đạt 46,3% kế hoạch đã phân khai.

tm-img-alt

Một số đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt, cao hơn trung bình cả tỉnh, như: Sở Xây dựng (99,1%); Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh (80,7%); Đoàn Kinh tế quốc phòng 327 (76%); Ban Quản lý Dự án đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (66,1%); Viện Kiểm soát nhân dân tỉnh (57%); huyện Tiên Yên (71,1%); huyện Cô Tô (57%); TP Hạ Long (52,3%); huyện Đầm Hà (51,4%).

Một số chủ đầu tư, đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp, như: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông (32,1%); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (20,7%); Công an tỉnh (10,3%); Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (0%); Trường Đại học Hạ Long (0%).

Tính theo tỷ lệ giải ngân vốn của các nhóm dự án sử dụng ngân sách tỉnh cho thấy, các dự án hoàn thành mới giải ngân đạt 38,2%; chuyển tiếp 38,3%; khởi công mới 19,3%. Ngoài ra, tỷ lệ giải ngân vốn kéo dài mới đạt 25%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh, đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn kéo dài ngân sách huyện mới đạt 19,8% kế hoạch. Nhìn vào kết quả trên cho thấy, nguồn vốn đầu tư công năm 2023 sẽ khó về đích như kế hoạch đã đề ra.

Gia Lai: Xây nhà nuôi yến gây ô nhiễm tiếng ồn tại khu dân cư

Theo kiến nghị của nhiều hộ dân tại làng Hrak, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, từ khi nhà nuôi yến trong làng xây lên cũng là lúc hơn chục hộ dân trong làng cảm thấy khó chịu vì tiếng loa phát kêu suốt ngày, đêm.

Theo ông Uich thôn trưởng làng Hrak: Không phải lúc này dân mới ý kiến về việc máy phát tiếng chim yến tại khu vực xây dựng nhà nuôi chim yến trong làng, mà 4 tháng trước, tiếp nhận kiến nghị của dân, trong buổi tiếp xúc cử tri tại UBND xã, tôi có nêu các ý kiến và đề nghị chính quyền xem lại việc xây dựng, nuôi chim yến trong khu dân cư. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai thông tin gì đến dân. Gần 20 hộ dân sinh sống cạnh khu vực nhà nuôi yến đang vẫn phải nghe tiếng ồn phát ra mỗi ngày. 

tm-img-alt
Nhà nuôi yến phát tiếng kêu suốt ngày đêm khiến người dân làng Hrak bất an.

Từ thời điểm phát loa gọi yến, các hộ dân sinh sống cạnh khu vực nhà nuôi yến luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, có người thường xuyên đau đầu bởi tiếng kêu vang vảng bên tai.

Theo ghi nhận, khu vực xây dựng nhà yến nằm trong khu vực trồng cây lâu năm, nhà nuôi có diện tích xây dựng khoảng 400m2 với chất liệu tường gạch, mái tôn. Vị trí xây dựng cách nhà dân gần nhất khoảng 150m. Tiếng kêu phát ra từ loa gắn trên đỉnh nóc nhà yến đứng ở vị trí khoảng hơn 500m vẫn nghe rõ. Loa phát liên tục từ 5 giờ sáng đến khoảng 8 giờ đêm, tiếng kêu to làm đảo lộn cuộc sống của các hộ dân trong làng. 

Tìm hiểu về việc xây dựng, cũng như kiến nghị của người dân trong vùng về nhà nuôi yến phát ra tiếng kêu khó chịu tại khu dân cư, chiều 20/11, tại trụ sở UBND xã Đăk Djrăng, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Mạnh Điệp cho biết: Theo quy định, việc nuôi chim yến không quy định cấp phép xây dựng đối với trường hợp tại làng Hrak.

Khu vực xây dựng nhà nuôi yến thuộc phần đất của người dân trong làng đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại vị trí xây dựng nhà nuôi yến đã được chuyển đổi sang đất nông nghiệp khác vào tháng 7/2023. Tôi cũng chưa nghe dân ý kiến gì về tiếng ồn tại nhà nuôi chim yến? 

tm-img-alt
Nhà nuôi yến cách khu dân cư gần nhất khoảng 150m, tiếng kêu từ loa phát ra ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Theo tìm hiểu, Nghị quyết 127/2020/NQ-HĐND tỉnh Gia lai quy định chi tiết về việc cấm nuôi chim yến tại khu vực nội thành, thị xã, thị trấn và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quy định về vùng nuôi chim yến và điều kiện bắt buộc đối với nhà nuôi yến. Tại Điều 2 có nêu: Vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu dân cư (thôn, buôn, làng và tương đương đã được quy hoạch) và ngoài khu vực không được phép chăn nuôi được quy định tại Điều 1 của Nghị định này; đồng thời phải thực hiện đúng các quy định về nuôi chim yến: Nhà yến cách khu dân cư tối thiểu 300m, thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70dBA; thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5h đến 11h30 và từ 13h30 đến 19h mỗi ngày.

Để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của người từ mô hình nuôi chim yến và sự yên tĩnh cần thiết đối với các hộ dân sinh sống lâu năm tại thôn Hrak, rất cần sự vào cuộc kiểm tra của chính quyền địa phương để sớm xử lý về tiếng ồn và trả lời kiến nghị của cử tri tại địa phương. 

TP.Hồ Chí Minh khánh thành các công trình giảm ngập, chỉnh trang đô thị tại huyện Hóc Môn

Tham dự có Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Dương Hồng Thắng; Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hóc Môn Đỗ Thanh Hòa;…

tm-img-alt
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình giảm ngập, chỉnh trang đô thị

Công trình giảm ngập, chỉnh trang đô thị này giúp tăng khả năng thoát nước, giải quyết tình trạng ngập úng, góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị, thúc đẩy phát triển đô thị hoá trên địa bàn huyện Hóc Môn.

Công trình giảm ngập, chỉnh trang đô thị được khởi công từ 15-3 và hoàn thành vào 30-10 với tổng mức đầu tư là 13,9 tỉ đồng từ nguồn kết dư cải cách tiền lương của huyện.

Tổng cộng dự án này có sáu công trình giải quyết ngập, trong đó bốn công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Dương Hồng Thắng, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết công trình giảm ngập kết hợp với hệ thống bơm kết hợp van hai chiều này rất đặc biệt.

Ông Thắng thông tin thêm, huyện cũng đang đề xuất với TP dự kiến vào năm 2024 sẽ triển khai cải tạo thêm các kênh rạch sang đến xã Long Thành. Cùng với sự quan tâm của TP và sự chủ động của chính quyền địa phương, công trình sẽ mang lại hiệu quả về việc giảm tình trạng ngập trong thời gian sắp tới.

Đồng thời, ông mong muốn chính quyền địa phương sẽ kết hợp cùng với người dân hạn chế tối thiểu việc xả rác thải sinh hoạt ra kênh rạch, tránh tình trạng rác thải kẹt trong cống thoát nước gây ngập úng.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/11/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề