Chủ nhật, 28/04/2024 16:02 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 20/11/2023

MTĐT -  Thứ hai, 20/11/2023 16:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 20/11/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 20/11/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Thái Nguyên: Chủ trương đầu tư dự án khu đô thị hơn 530 tỷ đồng tại Đồng Hỷ

Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ 553,468 tỷ đồng, trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án 428,491 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 124,977 tỷ đồng.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tổng diện tích sử dụng đất trên 157.997 m2, quy mô dân số khoảng 1.700 người. Địa điểm thực hiện Dự án tại các tổ dân phố Đồng Thịnh, Đồng Thái, Vải (thị trấn Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ). Tiến độ thực hiện Dự án từ quý IV/2023 đến hết quý IV/2028.

Dự án nhằm hình thành một khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch; có không gian cảnh quan đẹp, hài hòa, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân với đầy đủ tiện ích. Tăng quỹ nhà ở, giảm áp lực về nhu cầu nhà ở cho khu vực.

Qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần phát triển đô thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Thái Nguyên: Quy hoạch dự án khu đô thị số 3 thuộc đô thị mới Hóa Thượng

Theo quyết định, quy mô sử dụng đất của dự án là trên 157.997 m2 với quy mô dân số khoảng gần 1.700 người. Địa điểm thực hiện dự án tại các tổ dân phố Đồng Thịnh, Đồng Thái, Vải, thị trấn Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ.

Về phương án đầu tư xây dựng, nhà đầu tư đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đồng bộ, kết nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án. Sau khi hoàn thành xong phần hạ tầng kỹ thuật nhà đầu tư sẽ bàn giao phần diện tích đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội cho địa phương quản lý, đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt.

Về phương án quản lý hạ tầng đô thị trong phạm vi dự án nhà đầu tư thực hiện quản lý, vận hành hạ tầng đô thị trong dự án đến khi hoàn thành bàn giao cho cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định.

Việc thực hiện dự án sẽ hình thành các sản phẩm nhà ở và quỹ đất phát triển nhà ở xã hội bao gồm nhà ở liền kề, đất ở đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, quỹ đất tái định cư với diện tích 6.897,5m2, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dự án khu đô thị số 3 có tổng mức đầu tư sơ bộ 553,5 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án 428,5 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 125 tỷ đồng. Dự án được hoạt động với thời gian 50 năm tính từ ngày nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất. Tiến độ thực hiện dự án từ quý 4/2023 đến hết quý 4/2028.

Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, nhà đầu tư được quyền khai thác các hạng mục để đầu tư kinh doanh bao gồm đất và các công trình xây dựng nhà liền kề; đất ở biệt thự; đất và các công trình thương mại, dịch vụ.

Phần hạ tầng đô thị nhà đầu tư bàn giao cho địa phương quản lý là toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bao gồm cả các công trình đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án theo quy hoạch được duyệt; đất ở tái định cư.

Dự án được hoàn thành sẽ hình thành một khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đảm bảo theo quy hoạch; có không gian cảnh quan đẹp, hài hòa, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân với đầy đủ tiện ích.

Đồng thời, tăng quỹ nhà ở, giảm áp lực về nhu cầu nhà ở cho khu vực. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần phát triển đô thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Hải Dương: Đầu tư 600 tỷ đồng xây cầu vượt sông Kinh Môn và đường nối vào QL5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu vượt sông Kinh Môn và đường dẫn nối nút giao lập thể với Quốc lộ 5 có tổng chiều dài 1,55 km thuộc địa phận xã Thượng Quận (Kinh Môn) và xã Kim Xuyên (Kim Thành). Tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 8,7 ha, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Theo kế hoạch, dự án gồm 12 gói thầu, trong đó, Gói thầu số 09 Thi công xây dựng cầu vượt sông Kinh Môn và đường dẫn nối nút giao lập thể với Quốc lộ 5; các công trình chuyên ngành và bảo hiểm công trình có giá hơn 465,4 tỷ đồng sẽ được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong quý I/2024.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

Mục tiêu đầu tư dự án nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực; đáp ứng nhu cầu vận tải, giao thương, phát triển kinh tế khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố Hải Dương - Quảng Ninh - Hải Phòng; khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên tuyến đường...

Dự án nhằm hoàn thành trục giao thông kết nối liên vùng nằm trên trục kết nối các tỉnh, thành phố Hải Dương - Quảng Ninh - Hải Phòng, phát triển kinh tế khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố Hải Dương - Quảng Ninh - Hải Phòng, khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên tuyến đường, góp phần phát triển kinh tế xã hội của thị xã Kinh Môn nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung.

Ninh Thuận: Quy hoạch cảng Cà Ná cho tàu tải trọng lớn

Quy hoạch phát triển cảng biển Ninh Thuận, gồm khu bến Cà Ná (huyện Thuận Nam) và khu bến Ninh Chữ (TP. Phan Rang - Tháp Chàm), là cảng biển tổng hợp quốc gia có chức năng làm bến cảng tổng hợp làm hàng rời, hàng container, hàng khí và lỏng.

Quy hoạch phát triển cảng biển Ninh Thuận trong quy hoạch tỉnh Ninh Thuận được định hướng phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó định hướng phát triển tập trung vào cảng biển nước sâu Cà Ná được ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng liên quan, như hạ tầng cảng, đường giao thông kết nối. Cụ thể, xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt nối từ cảng tổng hợp Cà Ná đến ga đường sắt Cà Ná, nhằm phát triển vận tải đa phương thức

Đồng thời, xây dựng trung tâm điện lực LNG công suất 1.500 mW tại khu bến Cà Ná (giai đoạn 2021 – 2030); xây dựng mạng lưới đường nội tỉnh với 7 tuyến đầu tư mới và  tuyến kết nối từ khu cảng Cà Ná đến khu vực Nam Tây Nguyên, kết nối huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) tạo kết nối liên vùng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Định hướng quy hoạch cũng nhắm tới xây dựng các trung tâm logistics đặt tại khu bến Cà Ná và khu bến Ninh Chữ. Song song, tỉnh Ninh Thuận cũng quy hoạch xây dựng một trung tâm ICD (cảng cạn) phục vụ làm hàng xuất nhập khẩu cho các khu công nghiệp cua tỉnh, cũng như phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu cho khu vực. Năng lực thông qua của ICD Cà Ná dự kiến từ 150 – 200 TEUs/năm.

Việc quy hoạch các ICD tại Ninh Thuận (ICD Cà Ná, ICD Lợi Hải…) theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Được biết, Bộ Giao thông vận tải trước đó đã ban hành Quyết định 506/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2023 công bố cảng cạn Việt Nam.

Dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná (Dự án) giai đoạn 1 do Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Dự án có tổng diện tích quy hoạch 85,52 ha bao gồm 2 bến cảng tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng container, hàng rời trọng tải đến 100.000 DWT.

Tỉnh Ninh Thuận coi dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná là một trong những đột phá không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Theo đó, sẽ tạo ra những bước phát triển mạnh cho địa phương và kéo theo sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực quan trọng như công nghiệp, kinh tế biển, đô thị biển, công nghiệp mới, năng lượng, logistics và dịch vụ cảng biển…

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ dự án Làng Đại học Đà Nẵng

Báo Quảng Nam đưa tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa đồng ý với kiến nghị của Bộ KH&ĐT về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án Khu đô thị Đại học Đà Nẵng (Làng ĐHĐN) tại Hòa Quý (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) và Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam).

Bộ KH&ĐT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát thực trạng, khó khăn, vướng mắc của dự án Làng ĐHĐN. Sau gần 26 năm triển khai (1997 - 2023), Làng ĐHĐN mới có 5 dự án hoàn thành và 1 dự án dự kiến khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025.

Về công tác quy hoạch, UBND.TP Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ĐHĐN trên địa bàn thành phố; UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ĐHĐN trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT-GPMB) 78,95ha trên diện tích 110ha phía TP.Đà Nẵng. Toàn bộ phần dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa thực hiện BT-GPMB. Tổng diện tích chưa BT-GPMB của cả dự án 193,9ha.

Theo ĐHĐN, để đẩy nhanh tiến độ và sớm hoàn thành nhiệm vụ đầu tư, xây dựng Làng ĐHĐN thì tổng nhu cầu vốn cần bổ sung giai đoạn 2021 - 2025 là 6.164 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn để thực hiện BT-GPMB 4.942 tỷ đồng, nhu cầu vốn xây dựng các hạng mục công trình tại khu quy hoạch 1.222 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn nói trên được đề xuất để thực hiện các dự án khởi công mới chưa thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025. Do vậy, cần xem xét, ưu tiên cân đối nguồn bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện dự án.

Bộ KH&ĐT cho biết, hiện nay công tác BT-GPMB Làng ĐHĐN là khó khăn, vướng mắc lớn nhất, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và tác động tiêu cực đến trật tự, an ninh chính trị, đời sống của nhân dân ở địa bàn trong suốt hơn 25 năm qua.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý với kiến nghị của Bộ KH&ĐT về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án.

tm-img-alt
Làng ĐHĐN nhìn từ trên cao. Ảnh: N.T.B

Theo đó, sẽ ban hành nghị quyết của Chính phủ cho phép Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, ĐHĐN được tách vốn đầu theo các hạng mục riêng biệt và thực hiện cho vay lại theo hạng mục độc lập, đảm bảo giá trị cho vay lại bằng 10% vốn vay nước ngoài theo Nghị quyết số 14 ngày 20/2/2020 của Chính phủ.

UBND tỉnh Quảng Nam chịu trách nhiệm xây dựng phương án bố trí quỹ đất, thực hiện dự án xây dựng các khu tái định cư; đề xuất nguồn vốn triển khai xây dựng các khu tái định cư và nhu cầu BT-GPMB đối với diện tích quy hoạch ĐHĐN trên địa bàn tỉnh phân kỳ theo từng giai đoạn.

Đến năm 2030, Hậu Giang dự kiến hoàn thành 1.572 căn nhà ở xã hội

Ngày 20/11, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Hậu Giang đề ra mục tiêu dự kiến từ nay đến hết năm 2030 sẽ hoàn thành 1.572 căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, hiện có ba dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện. Trong đó, dự án Khu nhà ở xã hội tại ấp Mái Dầm (xã Đại Thành, TP Ngã Bảy) diện tích hơn 11ha, hiện đang giải phóng mặt bằng, dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành 100 căn và giai đoạn 2026-2030 sẽ hoàn thành 503 căn.

Hai dự án còn lại là dự án nhà ở xã hội tại khu công nghiệp (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành), diện tích hơn 3,2ha, số lượng 460 căn, đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hồi tháng 3-2022.

tm-img-alt
Khu nhà ở xã hội và thương mại phường 5 trên địa bàn TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH

Còn dự án nhà ở xã hội trong 20% quỹ đất ở của dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh (phường 4, TP Vị Thanh) diện tích hơn 7,1ha, số lượng 509 căn, hiện chưa phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, chưa xác định chủ đầu tư.

Để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Hậu Giang đề ra nhiều giải pháp như nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành và địa phương liên quan. Trong đó, yêu cầu người đứng đầu các đơn vị phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm được Chính phủ giao chỉ tiêu thực hiện.

Cạnh đó, đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở pháp lý thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành, tăng cường cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cải thiện môi trường đầu tư.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ, xử lý vi phạm về tiến độ và các cam kết của chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội. Mặt khác, tăng cường quản lý thị trường nhà ở xã hội và công tác khai thác, công khai, vận hành nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hiện thực hóa những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển đô thị bền vững

Qua gần 2 năm triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 1 năm triển khai Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, đến nay hệ thống đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc.

Hiện thực hóa những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển đô thị bền vững
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Diễn đàn đô thị Việt Nam 2023.

Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), tính đến tháng 10/2023, hệ thống đô thị cả nước đã có có tổng số 902 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 703 đô thị loại V; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42,6%.

Nhằm cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Phát triển đô thị đã nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Bộ Xây dựng xây dựng 5 chính sách trong quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam gồm: Phân loại, quản lý phát triển hệ thống đô thị bền vững, đồng bộ về mạng lưới và phù hợp vùng miền; Quản lý phát triển mới, cải tạo chỉnh trang và tái phát triển đô thị hiện đại, xanh, thông minh, hướng tới phát triển bền vững; Quản lý phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; Quản lý phát triển không gian ngầm đô thị; Tăng cường phân cấp, phân quyền và nâng cao năng lực quản lý phát triển đô thị.

Tại Diễn đàn đô thị Việt Nam 2023, bên cạnh những kết quả nổi trội trong phát triển đô thị Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng chỉ ra rằng, “đô thị Việt Nam còn những hạn chế cần khắc phục như: Tỷ lệ đô thị hóa đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra; chất lượng đô thị hóa chưa cao, phát triển theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí về đất đai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp; kết cấu, chất lượng hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch bệnh quy mô lớn...

Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực; khả năng tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội của người nghèo và lao động di cư tại đô thị còn thấp, nhiều bất cập; năng lực quản lý, quản trị đô thị còn yếu, chậm được đổi mới...”.

Để khắc phục những hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ ra 3 định hướng quan trọng trong hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị Việt Nam.

Thứ nhất, cần hết sức quan tâm, phát huy tính chủ động, bố trí nguồn lực, vật lực và nhân lực cho sự nghiệp phát triển đô thị tại địa phương, tập trung đầu tư nâng cấp, cải thiện chất lượng đô thị song song với quá trình đô thị hóa; đồng thời phát huy nội lực và động lực đô thị của địa phương để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực hợp tác và phối hợp cho độ ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý phát triển đô thị trong quá trình thực hiện các công tác quản lý phát triển đô thị, đặc biệt là các chương trình, đề án phát triển đô thị trọng điểm.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cộng đồng đối với sự phát triển đô thị; chủ động có những đề xuất, tham vấn, đóng góp với các cơ quan có liên quan tại địa phương và Trung ương.

Long An: Đấu thầu chọn nhà đầu tư Khu đô thị mới Tân Mỹ hơn 74.000 tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký Báo cáo số 9625/BC – BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị mới Tân Mỹ theo đề nghị của UBND tỉnh Long An.

Dự án Khu đô thị mới Tân Mỹ có địa điểm thực hiện tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An với mục tiêu là phát triển mô hình đô thị mới, đô thị thông minh, đô thị sinh thái, phát triển bền vững, qua đó thức đẩy sự phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc tỉnh Long An và khu vực Tây Bắc TP.HCM.

Bên cạnh đó, Dự án còn góp phần bảo vệ cảnh quan sinh thái cho tiểu vùng đô thị trung tâm của TP.HCM.

Dự án có quy mô sử dụng đất 930,89 ha, dân số khoảng 80.969 người, trong đó diện tích nhà ở thương mại là khoảng 6,4 triệu m2; nhà ở xã hội khoảng 0,504 triệu m2; nhà ở tái định cư khoảng 0,116 triệu m2.

Sản phẩm đầu ra Dự án gồm 13.093 lô đất nhà ở thương mại (dưới hình thức nhà ở theo tiêu chuẩn bàn giao thô), gồm nhà ở liền kề 8,338 căn; nhà ở biệt thự 4.775 căn; nhà ở xã hội 7.409 căn, trong đó dự kiến bố trí 129 căn nhà ở thấp tầng, 7.820 căn hộ chung cư; nhà ở tái định cư 384 căn (nhà ở thấp tầng).

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án Khu đô thị mới Tân Mỹ là 74.406 tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư xây dựng là 60.196 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 14.210 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Thời hạn hoạt động Dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được cấp quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Tiến độ thực hiện Dự án là 7 năm kể từ ngày có quyết định chấp thuận nhà đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Thủ tướng, các cơ quan Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về các nội dung, thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

UBND tỉnh Long An cũng phải tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo nhà đầu tư có đủ năng lực, điều kiện để được Nhà nước giao, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thực hiện Dự án theo tiến độ đã đề xuất…

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 20/11/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.