Thứ bảy, 27/04/2024 22:46 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 25/10/2023

MTĐT -  Thứ tư, 25/10/2023 16:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 25/10/2023. Cập nhật môi trường mới nhất hôm nay 25/10/2023 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Bắc Ninh đẩy mạnh công tác cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

tm-img-alt
Nhà máy nước mặt thành phố Bắc Ninh công suất 55.000 m3/ngày đêm đang phát huy hiệu quả. Ảnh: ITN

Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu về nước sạch thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Nông nghiệp và PTNT, các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu lồng ghép các nguồn vốn được giao từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định để hỗ trợ xây dựng, mở rộng, nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn, duy trì, bảo dưỡng các công trình đã có.

Tiến hành rà soát lại các quy định về giá nước sạch nông thôn hiện nay trên địa bàn tỉnh để tham mưu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá chất lượng nước sạch nông thôn; bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Bộ chỉ số Giám sát - đánh giá trong xét, công nhận huyện, xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao.

Tích cực triển khai các nội dung về nước sạch trong Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Trong đó, cần chủ động rà soát các mô hình cấp nước, trữ nước hiệu quả trên địa bàn để có giải pháp hoàn thiện và nhân rộng; có giải pháp cấp nước tại các vùng gặp khó khăn về nguồn nước sạch sinh hoạt.

Xây dựng dự thảo quy định và hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu “Tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung” theo dự thảo sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM để có thể áp dụng ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khẩn trương tham mưu xây dựng và ban hành Quy chuẩn địa phương về chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định.

Phấn đấu đến năm 2050 Nghệ An trở thành tỉnh mạnh về ngành kinh tế biển

Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 767/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

tm-img-alt
Một góc xã biển Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành, thị ven biển theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực được giao tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 48/NQ-CP và Kế hoạch của UBND tỉnh. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên được nêu tại Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 20/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.

Ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả. Ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa vào sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cùng với năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng được tăng cường…

Tầm nhìn đến năm 2050, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nhằm đưa Nghệ An trở thành tỉnh mạnh về biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học được bảo tồn, môi trường biển và hải đảo trong lành, xã hội hài hòa với thiên nhiên.

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP với nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng; tạo nhận thức sâu sắc về cơ hội, thuận lợi, thách thức, cũng như tiềm năng, lợi thế của vùng biển Nghệ An để tạo đột phá phát triển bền vững.

Phân vùng sử dụng không gian biển; ưu tiên bố trí không gian biển. Phát triển kết cấu hạ tầng ven biển, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp nền tảng. Phát huy vai trò trọng yếu của vận tải biển; phát triển các cảng biển tổng hợp, hạ tầng biển và các dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic đa dạng, hiện đại. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển để tạo bước đột phá gắn với xây dựng và nâng cấp hệ thống công viên ven biển...

Ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh các hoạt động, mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thân thiện môi trường, các dự án đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn, phù hợp với trữ lượng tài nguyên và sức chứa sinh thái; hạn chế các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên bằng các công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp, gây tổn hại đến tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học. Tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên biển, tài nguyên vùng bờ không qua áp dụng các công cụ quy hoạch, kế hoạch, chương trình quản lý tổng hợp. Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định quốc tế về phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, thực thi có hiệu quả các công ước, điều ước quốc tếmà Việt Nam là thành viên; ngăn chặn hiệu quả khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định...

Thực hiện bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lực biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều tra cơ bản biển và hải đảo; ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển; xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo...

Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được kiện toàn theo Quyết định số 4388/QĐ-UBND ngày 30/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh là cơ quan điều phối liên ngành và liên địa phương cho việc thực hiện Chiến lược.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chiến lược khai thác sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị ven biển thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược.

Các Sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại vụ, Nội vụ, NN&PTNT, KH&CN, Công thương, Du lịch, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành, thị ven biển căn cứ phân công nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình tại Kế hoạch số 608/KH-UBND ngày 18/8/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU và chức năng nhiệm vụ được giao để tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến ngành, đơn vị theo Kế hoạch này hiệu quả, đúng quy định.

Quảng Bình xảy ra động đất 4.0 độ

tm-img-alt

Vị trí xảy ra trận động đất 4.0 độ, gây rung lắc mạnh.

Theo đó, vào hồi 23 giờ 55 phút 45 giây (giờ GMT) ngày 24 tháng 10 năm 2023 tức 06 giờ 55 phút 45 giây (giờ Hà Nội) ngày 25 tháng 10 năm 2023 một trận động đất có độ lớn 4.0 xảy ra tại vị trí có tọa độ (17.868 độ vĩ Bắc, 106.392 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này. Theo nhiều người dân, họ nghe thấy tiếng động lớn kèm theo sự rung lắc của đồ vật trong nhà trong khoảng vài giây nhưng không gây thiệt hại gì đáng kể. 

Theo TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, động đất là hình thái thiên tai phức tạp, có nhiều tính chất phi tuyến nên cần tiếp tục theo dõi và xử lý khi có việc bất thường. Về dự báo, cảnh báo động đất, ông Xuân Anh cho biết, hiện chỉ cảnh báo động đất có thể xảy ra ở một vùng nào đó như ở Tây Bắc, chứ khó dự báo thời gian xảy ra động đất. Ngay như ở Nhật Bản, có những trận động đất xảy ra gây thiệt hại rất lớn, những thời gian xảy ra động đất gần như không thể dự báo được.

"Với công nghệ hiện đại nhất hiện nay, chỉ dự báo được qua sóng động đất chỉ vài giây đến vài chục giây. Với thời gian đó, ở Nhật họ chỉ dùng đủ để dừng hoạt động của tàu điện ngầm, cảnh báo khẩn cấp đến người dân… để chủ động phòng tránh", ông Xuân Anh nói.

Do đó, phải có giải pháp căn cơ, lâu dài cần có giải pháp kháng chấn động đất, không chỉ cho các công trình thủy điện, thủy lợi, kẻ cả nhà dân, khu đô thị… Bởi, nhiều công trình hạ tầng, nhà ở có thiết kế chống động đất ở mức thấp. Với việc vận hành ổn định Trung tâm Báo tin động đất & Cảnh báo sóng thần và các mạng trạm quan trắc đã góp phần tích cực trong công tác cảnh báo, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Thừa Thiên Huế: Ra mắt Liên minh Huế xanh

Sáng 24/10, Liên Minh Huế Xanh (Hue Green Hub) chính thức công bố ra mắt và đi vào hoạt động. Liên Minh Huế Xanh được hình thành trong khuôn khổ hoạt động của sáng kiến "Tổ hợp giáo dục - nghệ thuật KODO" do Dự án Huế-đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA)/WWF-Việt Nam tài trợ triển khai và sự bảo trợ của Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế (Hue Innovation Hub).

tm-img-alt
Trao logo nhận diện và quà cho các thành viên Liên minh Huế xanh. Ảnh: TTXVN

Thành viên của Liên Minh Huế Xanh gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia và hỗ trợ trong hành trình xanh, giảm thiểu rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B - Food and Beverage).

Liên Minh Huế Xanh ra đời với mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp thông tin, kiến thức và các giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa trong ngành F&B Huế.

Cùng nhau học hỏi và hành động thông qua sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu về môi trường; đồng thời tập hợp các doanh nghiệp F&B tại Huế cùng chung tay, đóng góp tích cực, hỗ trợ và thúc đẩy cam kết cùng nhau thực hiện các giải pháp giảm rác nhựa thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và áp dụng phương pháp phù hợp dựa trên tinh thần chủ động và sáng tạo.

Từ đó, tạo hiệu ứng lan tỏa thông điệp tiêu dùng xanh, giảm nhựa, lối sống thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng, cộng đồng xã hội, cùng hướng đến xây dựng Huế xứng đáng là điểm đến xanh, sạch, sáng.

Ngay sau lễ ra mắt, các thành viên cùng khách mời được trải nghiệm mô hình Huế Xanh Refill Station, đây là mô hình kinh doanh với phương thức "tái sử dụng – tái nạp đầy", thân thiện, bảo vệ môi trường của thành viên Liên Minh Huế Xanh. 

Đắk Nông: Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Theo Thông báo báo chí của UBND tỉnh Đắk Nông, thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh quý III, 9 tháng đầu năm; phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

Trong đó, lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: 9 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của 08/08 huyện, thành phố.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Hiện trường vụ, người dân phản ánh một Trang trại nuôi vịt tại xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song xả thải, gây ô nhiễm môi trường

Tập trung, quyết liệt trong việc chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; những vướng mắc, khó khăn trong việc chồng lấn quy hoạch bôxít; các vướng mắc liên quan đến nguồn đất đắp... của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đối với các dự án trên địa bàn tỉnh.

Triển khai nhiều giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Kịp thời nắm bắt, kiểm tra và xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường theo đơn phản ánh, kiến nghị của người dân, báo chí.

Tuy nhiên, tình trạng khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ và san lấp mặt bằng trái phép vẫn tiếp tục diễn ra trên địa bàn tỉnh; tình trạng ô nhiễm môi trường từ các bãi rác thải tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở chăn nuôi heo tập trung vẫn còn diễn ra, dẫn đến các khiếu nại, kiến nghị của người dân; việc xử lý vi phạm của các địa phương còn chậm và còn nhiều lúng túng.

tm-img-alt
Dù chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý nhưng Công ty TNHH giáo dục nghề nghiệp Nam Tây Nguyên đã đưa máy móc vào san lấp mặt bằng với diện tích lớn để thi công dự án Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô

Đối với 3 tháng cuối năm 2023,UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, cụ thể:

Ngăn chặn việc khai thác trái phép, lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt các hành vi xả thải trái phép của các trại chăn nuôi heo.

Tăng cường xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải độc hại và chất thải y tế.

Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng suối, hành lang an toàn sông suối, hồ đập theo quy định của pháp luật...

Đắk Nông: Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác cát đúng giờ quy định

UBND huyện Krông Nô (Đắk Nông) vừa có Văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông gửi Công an huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Thuế khu vực Cư Jút – Krông Nô; UBND các xã, thị trấn Đắk Mâm;

Các Doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện: Công ty TNHH MTV KTKS Quảng Phú, Công ty TNHH Xuân Bình, Công ty TNHH Phú Bình, Doanh nghiệp tư nhân Văn Hồng, Công ty TNHH Hải Khánh Ngân, Công ty TNHH MTV KTKS Phước Lộc, Công ty CPĐT và phát triển đô thị Sài gòn – Đắk Nông.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông tại Công văn số 6197/UBND-NNTNMT ngày 17/10/2023 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Trong thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan, đơn vị huyện và UBND các xã, thị trấn Đắk Mâm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khoáng sản cát nói riêng trên địa bàn huyện.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản (cát) trên địa bàn huyện Krông Nô chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.

Thông qua đó, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác cát của các đơn vị được cấp phép khai thác cát trên địa huyện từng bước đi vào nề nếp.

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát trên địa bàn huyện, UBND huyện có ý kiến chỉ đạo như sau:

Yêu cầu các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Đất đai 2013, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định của Trung ương, tỉnh, huyện trong hoạt động khai thác khoáng sản của đơn vị.

tm-img-alt

Bến cát của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sài Gòn - Đắk Nông ở huyện Krông Nô

Chấp hành nghiêm các nội dung quy định tại Nghị định số 23/2020/NĐ- CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông như: Khai thác đúng khung giờ quy định (chỉ được phép hoạt động khai thác từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều); Không khai thác ban đêm; Khai thác đúng số lượng tàu đăng ký; thực hiện kẻ số đăng ký và vạch mớn nước an toàn của phương tiện hoặc kẻ lại số đăng ký và vạch dấu mớn nước an toàn bị mờ đối với những phương tiện thủy đã được đăng kiểm, đăng ký để thuận lợi cho các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các phương tiện thủy khai thác và vận chuyển cát; Đảm bảo khoảng cách khai thác đến mép bờ sông theo thiết kế, chấp hành nghiêm việc tạm dừng hoạt động khai thác cát tại các khu vực bị sạt lở đã được UBND tỉnh tạm dừng khai thác,...

Triển khai các giải pháp tiêu thoát nước, giảm tải tại khu vực bãi tập kết cát để giảm nguy cơ sạt trượt lở đất, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong khu vực.

Chủ động dừng hoạt động khai thác cát tại các khu vực có hiện tượng sạt lở, khu vực bị sạt lở bờ sông theo quy định và kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và phối hợp để có phương án khắc phục (trường hợp bị sạt lở mà không có báo cáo, UBND huyện sẽ kiến nghị UBND tỉnh xem xét xử lý theo quy định);

Thực hiện cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định;

Bảo vệ khoáng sản trong khu vực được cấp phép khai thác, khi phát hiện tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép phải kịp thời báo cáo cho UBND cấp xã biết để kịp thời kiểm tra, xử lý theo quy định.

Yêu cầu UBND các xã, thị trấn Đắk Mâm: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đến thôn/bản/xóm/tổ dân phố; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản cát, sỏi trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát trên địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các xã trong khu vực giáp ranh.

Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật;

Kiểm tra, giám sát về thời gian được phép khai thác, việc thực hiện các quy định pháp luật trong báo cáo đánh giá tác động của hoạt động khai thác đến việc bảo đảm sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ, xói lòng dẫn, xói lở bờ, bãi sông, suy giảm mực nước sông trong mùa cạn, bảo tồn các hệ sinh thái liên quan;

Chủ động báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND huyện các giải pháp để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, phòng ban chuyên môn của huyện trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;

Chủ động phối hợp, kiểm tra, xác minh khi có thông tin phản ánh của cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân liên quan đến đến hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển khoáng sản trái phép để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định;

Thông báo văn bản này trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại nhà văn hóa các thôn, buôn, bon, tổ dân phố trên địa bàn để tuyên truyền đến nhân dân, tổ chức được biết, trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp UBND các xã, thị trấn Đắk Mâm để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý mà không kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định thì Chủ tịch UBND các xã, thị trấn Đắk Mâm nơi để xảy ra vi phạm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

Công an huyện: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện trong công tác phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; vận chuyển, tập kết và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tập trung tại các khu vực giáp ranh giữa các địa phương.

Chỉ đạo Công an các xã, thị trấn Đắk Mâm, các đơn vị nghiệp vụ tăng cường tuần tra, kiểm tra, thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương trong việc truy quét, giải tỏa và ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.

Chi cục Thuế khu vực Cư Jút – Krông Nô: Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý chống thất thu thuế theo quy định trong việc xuất bán và vận chuyển khoáng sản không có hóa đơn nhằm tránh gây thất thoát nguồn thu và nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện; xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân, nhất là hành vi kê khai không đúng khối lượng khoáng sản khai thác (cát, sỏi) thực tế; tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm nhằm chống thất thu thuế.

Các phòng, ban, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn Đắk Mâm được giao làm chủ đầu tư các công trình xây dựng: Yêu cầu các đơn vị được giao làm chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn huyện phải tuân thủ các các quy định về sử dụng cát, sỏi lòng sông, các quy định về đảm bảo nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản được sử dụng trong các công trình.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao, chủ động phối hợp, hướng dẫn các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện và xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;

Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị, tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND huyện xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm và kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết đối với các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện.

Phú Yên: Khởi tố người phụ nữ chở 11 động vật hoang dã quý hiếm

Ngày 25-10, lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Tuy Hòa cho biết sáng cùng ngày đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Thị Đủ (39 tuổi, ở xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) vận chuyển 11 động vật hoang dã để điều tra tội "vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm".

Theo điều tra ban đầu, chiều 19-10, công an phát hiện, bắt quả tang bà Đủ đang chạy xe máy, chở 11 động vật nghi là loài hoang dã, quý hiếm.

tm-img-alt
Số động vật nguy cấp, quý hiếm bị công an bắt giữ 

Công an TP Tuy Hòa đã thu giữ 11 động vật còn sống. Qua giám định, phân loại, cơ quan chức năng xác định có 2 con tê tê Java, 1 con rắn hổ chúa, 1 rắn ráo trâu. 

Ngoài ra, còn có 5 con kỳ tôm (loài rồng đất) và 2 con chồn bạc má nam.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tuy Hòa đã bàn giao số động vật này cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn quốc gia Cúc Phương để cứu hộ, nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định….

Bến Tre: Bờ sông Giao Hòa bị sạt lở nghiêm trọng, 26 hộ phải di dời

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre cho biết tỉnh vừa ban hành Quyết định Số 2454/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Giao Hòa, trên địa bàn xã Giao Long và An Hóa, huyện Châu Thành.

Tổng chiều dài sạt lở khoảng 800m. Điểm đầu tại cầu An Hóa trên địa bàn xã An Hóa; điểm cuối, mốc giải phóng mặt bằng Công trình Cống An Hóa - Dự án Quản lý nước Bến Tre (JICA 3) trên địa bàn xã Giao Long.

(Ảnh minh họa. Hồng Đạt/TTXVN)
(Ảnh minh họa. Hồng Đạt/TTXVN)

Hiện nay, khu vực sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư, mất đất sản xuất, nhà ở và ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống của hơn 300 hộ dân. 26 hộ dân bắt buộc phải di dời khẩn cấp đi nơi khác.

Ngoài ra, sạt lở còn ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đường ĐH.03 dọc theo bờ Sông Giao Hòa. Tuyến đường này đã bị sạt lở hoàn toàn xuống Sông Giao Hòa, tổng chiều dài 45m. Hiện tại, phải cắt giao thông nhằm đảm bảo an toàn. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp, gây hư hỏng một số đoạn kè đã được đầu tư và các công trình, cơ sở hạ tầng hiện có như cầu An Hóa, tuyến đường Quốc lộ 57B.

Theo Quyết định, tỉnh Bến Tre áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả, nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở gây ra. Cụ thể, tỉnh triển khai sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực; sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm (nếu có). Mặt khác, ngành chức năng thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở.

Cùng với đó, địa phương thực hiện các biện pháp xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở; tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, phê duyệt phương án và huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Trước đó, Bến Tre được Thủ tướng Chính phủ bổ sung 300 tỷ đồng từ nguồn dự phòng Ngân sách Trung ương năm 2023 để bố trí cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, gồm dự án sạt lở sông bờ Sông Giao Hòa, huyện Châu Thành khoảng 100 tỷ đồng và dự án sạt lở bờ biển khu vực Cồn Ngoài, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, khoảng 200 tỷ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, trong khoảng 10 năm gần đây, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, mức độ nhanh hơn gây mất đất sản xuất, mất rừng phòng hộ,... ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, dân sinh nhất là đối với 3 huyện ven biển.

Theo kết quả thống kê, toàn tỉnh có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 134km. Đáng chú ý, sạt lở bờ sông 104 điểm, tổng chiều dài khoảng 115km gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của khoảng 700 hộ dân trong khu vực sạt lở; sạt lở bờ biển 8 điểm, với tổng chiều dài khoảng 19km đã làm mất khoảng 200ha đất và 54ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển.

Hiện nay, tỉnh còn khoảng 13km bờ sông và 8,5km bờ biển đang bị ảnh hưởng sạt lở nghiêm trọng cần được bố trí vốn để đầu tư xây dựng công trình, ước tổng nhu cầu kinh phí thực hiện trên 1.000 tỷ đồng.

Những khu vực đã và đang diễn biến sạt lở nghiêm trọng như sạt lở bờ biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; sạt lở bờ Sông Mỏ Cày; sạt lở khu vực cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại; cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách; cồn Thành Long, huyện Mỏ Cày Nam.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 25/10/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề