Chủ nhật, 28/04/2024 00:31 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/3/2024

MTĐT -  Thứ năm, 07/03/2024 16:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/3/2024. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 7/3/2024 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Miền Bắc đón không khí lạnh, mưa rét trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tin thời tiết từ chiều và đêm 07/3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ, khu vực vùng núi từ 12-15 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ; Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-19 độ.

Bản tin thời tiết Bắc Bộ từ đêm 08-16/03 có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Trời rét, từ ngày 11/3 đêm và sáng trời rét. Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đêm 08/3 và từ ngày 11-12/3, có mưa rải rác. Phía Bắc đêm và sáng trời rét.

Các khu vực khác chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi; ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi có nắng nóng.

Tuyên Quang: Đảm bảo an toàn cấp nước, ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước

Báo Tuyên Quang đưa tin, UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có văn bản về việc Tăng cường các giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước.

Theo đó, mùa khô năm 2023-2024, được dự báo sẽ xảy ra cao điểm tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ tại các vùng khó khăn. Đảm bảo cấp nước an toàn, ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố thực hiện theo đúng yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc chủ động tập trung chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin dự báo khí tượng thủy văn; dự báo về nguồn nước, chất lượng nước, nguy cơ thiếu nước, việc vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các hệ thống nhằm đảm bảo nguồn nước.

tm-img-alt
Cán bộ Đài khí tượng và thủy văn tỉnh đo mực nước sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang.

Tập trung ưu tiên nguồn nước cho sản xuất, cung cấp nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở đó, nghiên cứu các giải pháp dự phòng nguồn nước, tăng cường kết nối giữa các nhà máy nước, bố trí quỹ đất cho hồ sơ lắng và bể dự trữ nước trên hệ thống cấp nước; tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm mùa khô (khoảng tháng 2 đến tháng 4 năm 2024).

Nguy cơ cháy rừng cao tại Điện Biên, Sơn La, Lào Cai

Theo đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 415.000 ha rừng. Do ảnh hưởng của nắng nóng, gió Lào, tất cả đều đang nằm trong cảnh báo cháy ngưỡng V, cấp cực kỳ nguy hiểm.

Theo bảng dự báo, riêng từ các ngày 4-10/3, cảnh báo nguy cơ cháy rừng luôn ở mức rất cao, không có dấu hiệu hạ tại khu vực tiểu vùng thung lũng Điện Biên bao gồm các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, thành phố Điện Biên và các huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Ảng. Từ ngày 7/3, các địa phương Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, thị xã Mường Lay cũng đã báo động từ cấp IV sang V.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Lào Cai cũng đang chỉ đạo thực hiện biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng tại Công văn số 1049/UBND-NLN ngày 7/3/2024. Theo đó, dự báo cháy rừng ở các huyện Văn Bàn, Bát Xát, thị xã Sa Pa đang ở cấp IV, cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm; đặc biệt tại các huyện Bát Xát, Văn Bàn, Si Ma Cai đã xuất hiện một số điểm cháy có nguy cơ cháy lan vào rừng.

Hiện tại, thời tiết trên địa bàn tỉnh Sơn La đang rất hanh khô, nhiều khu vực dự báo cháy rừng cấp IV, V (cấp nguy hiểm và rất nguy hiểm). Trong ngày 6/3, một vụ cháy lau lách xảy ra tại bản Thúm Cáy, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Vì vậy, các đơn vị có diện tích rừng nguy cơ xảy ra cháy cao luôn bố trí lực lượng theo dõi, nắm tình hình, sẵn sàng ứng trực 24/24 giờ để tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng; phát dọn thực bì, tạo đường băng cản lửa phòng, chống cháy rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai

Tham dự tại Hội trường Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; đại diện các Bộ ngành Trung ương; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; lãnh đạo UBND, Sở TN&MT các tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phú Thọ.

Tại các điểm cầu trực tuyến có đại diện: Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy; Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, thành phố; các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.

tm-img-alt
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh chủ trì hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đặng Quốc Khánh - Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết: Ngày 18/1/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa 15 đã thông qua Luật Đất đai số 31/2024/QH15 với 16 chương, 260 điều. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới trong chính sách pháp luật về đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Luật Đất đai sửa đổi được thông qua với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, quan trọng, góp phần hoàn thiện mục tiêu thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý và sử dụng đất, những quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, thu hồi bồi thường hỗ trợ tái định cư, bán đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xây dựng hệ thống thông tin chuẩn quy định về đất đai...

Ngày 5/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, trong đó giao trách nhiệm cho Bộ TN&MT, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thi hành Luật. Bộ trưởng Bộ TN&MT tin tưởng rằng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, Luật Đất đai sẽ đi vào cuộc sống, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu cuộc cách mạng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã đề ra, kịp thời đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Hội nghị đã được nghe đồng chí Lê Minh Ngân - Thứ trưởng Bộ TN&MT giới thiệu một số điểm mới về Luật Đất đai số 31/2024/QH15.

Theo đó, Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15) gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013, bổ sung mới 78 điều và bỏ 30 điều. Luật Đất đai năm 2024 tăng 2 chương so với Luật Đất đai năm 2013, bổ sung 1 chương về phát triển quỹ đất; tách chương về thu hồi đất, trưng dụng đất và chương về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thành chương riêng.

Có thể nói, Luật Đất đai năm 2024 gần như là một cái đạo luật mới hoàn toàn so với Luật Đất đai năm 2013 về mặt bố cục, nội dung cũng như các quy định. Luật Đất đai năm 2024 đã có nhiều quy định đổi mới, cơ bản giải quyết được các tồn tại, vướng mắc hiện nay, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước…

Về bố cục Luật Đất đai năm 2024 gồm các chương: Quy định chung; Quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Địa giới đơn vị hành chính, điều tra cơ bản về đất đai; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất, trưng dụng đất; Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Tài chính về đất đai, giá đất; Hệ thống thông tin về đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; Chế độ sử dụng đất; Thủ tục hành chính về đất đai; Giám sát, theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Điều khoản thi hành.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố cho biết sẽ tập trung triển khai hiệu quả Luật, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2024. Bởi đây là bộ Luật rất quan trọng, có nội dung tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là giúp các địa phương tháo gỡ rất nhiều “điểm nghẽn”, khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển nhanh, bền vững...

Quảng Trị: Đề xuất giải pháp quản lý bền vững môi trường nước sông Sa Lung

Được biết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng vừa ký quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ đánh giá tổng thể nguồn thải, sức chịu tải và đề xuất giải pháp quản lý bền vững môi trường nước sông Sa Lung (huyện Vĩnh Linh) nhằm xác định các nguồn thải, khả năng tiếp nhận nước thải, các chất ô nhiễm dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng nước, khả năng tự làm sạch của nguồn nước để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp phép và có các giải pháp thích hợp nhằm kiểm soát, giảm thiểu, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường và quản lý bền vững nguồn nước.

Cụ thể, sông Sa Lung hiện bảo đảm cấp nước tưới cho 700 ha lúa vụ đông xuân và 245 ha lúa vụ hè thu, đồng thời cấp nước cho 200 ha nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn nước sinh hoạt cho hơn 5.000 người dân. Những năm gần đây, nguồn nước sông Sa Lung không đảm bảo, thường xuyên bị ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

tm-img-alt
Phê duyệt đề cương nhiệm vụ đánh giá tổng thể nguồn thải, sức chịu tải và đề xuất giải pháp quản lý bền vững môi trường nước sông Sa Lung.

Nội dung thực hiện bao gồm: thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thông tin; lấy và phân tích mẫu nước xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn tiếp nhận và tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải; dự báo khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông Sa Lung trong giai đoạn 5 năm tiếp theo; bổ sung các nhóm giải pháp ...

Mục tiêu cụ thể là xác định được đặc điểm các nguồn nước, hiện trạng các nguồn thải, tỉ lệ ảnh hưởng của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; nhận định nguyên nhân dẫn đến sự cố trên sông Sa Lung và xây dựng bộ dữ liệu phục vụ quản lý các nguồn gây ô nhiễm trên sông Sa Lung.

Đồng thời xác định được tải lượng ô nhiễm hiện có của từng đoạn sông thuộc sông Sa Lung, tải lượng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải đổ vào các đoạn sông được lựa chọn tính toán đánh giá khả năng chịu tải... Từ đó đề xuất các giải pháp kiểm soát bền vững chất lượng nước, bảo vệ nguồn nước sông Sa Lung.

Cần Thơ: Lễ ra quân thực hiện chiến dịch vệ sinh cảnh quan môi trường, trật tự đô thị

Đến dự có ông Đào Ngọc Chi - TUV, Bí thư Huyện ủy Phong Điền, ông Trần Hoàng Tuấn, Chủ tịch HĐND huyện Phong Điền, ông Trần Lê Bình, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện (Trưởng ban buổi phát động) Ông Nguyễn Hùng Phước, Phó Chủ tịch UBMTTQ VN huyện, cùng lãnh đạo Công an, Quân sự, các ban ngành đoàn thể, hàng ngàn đoàn viên thanh niên, học sinh và người dân tham dự.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện (Trưởng ban buổi phát động)phát biểu “Lễ ra quânthực hiện chiến dịch vệ sinh cảnh quan môi trường, trật tự xây dựng - trật tự đô thị, nâng chất tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiễu mẫu năm 2024”.

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện cuộc vận động “Người dân để rác đúng nơi quy định, vì xây dựng thành phố Cần Thơ Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”, hôm nay huyện Phong Điền long trọng tổ chức Lễ ra quân thực hiện chiến dịch vệ sinh cảnh quan môi trường, trật tự xây dựng - trật tự đô thị, nâng chất tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiễu mẫu năm 2024

Huyện Phong Điền là huyện nông thôn mới, được quy hoạch là đô thị sinh thái, là lá phổi xanh của thành phố, là điểm du lịch của thành phố, vì vậy công tác vệ sinh cảnh quan môi trường là rất quan trọng.

Trong những năm qua, hàng năm huyện Phong Điền tổ chức Chiến dịch Thủy lợi - Giao thông mùa khô gắn với xây dựng cảnh quan và vệ sinh môi trường trên địa bàn. Thành công của Chiến dịch đã góp phần xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp  ngày càng hoàn thiện, vệ sinh, cảnh quan môi trường trên địa bàn ngày càng khởi sắc. Góp phần nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiễu mẫu của xã, huyện,… Nối tiếp thành công của Chiến dịch Thủy lợi - Giao thông mùa khô gắn với xây dựng cảnh quan và vệ sinh môi trường trước đây.

tm-img-alt
tm-img-alt

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND, HĐND, UBMTTQ VN cùng các lãnh đạo ban ngành đoàn thể đến dự.

Cùng những thành tựu hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện luôn nhận được quan tâm, định hướng, chỉ đạo, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, cùng với sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, đến nay chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, bước đầu như: Duy trì tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị đạt lệ trên 98,5%, có nhiều mô hình hay, cách làm mới trong công tác bảo vệ môi trường, triển khai nhân rộng các mô hình thu gom ủ phân compost, phân loại rác tại hộ gia đình nhằm giảm khối lượng rác phát hình, duy trì tạo các tuyến cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn,...

Đối với công tác xây dựng nông thôn mới: Luôn được Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo các phòng, ban, ngành chuyên môn, các xã bám sát Chương trình nhằm tham mưu xây dựng các kế hoạch thực hiện phù hợp với giai đoạn 2021 - 2025; Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, đặc biệt là kế hoạch duy trì, nâng chất các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và giữ vững danh hiệu xã, huyện đã đạt nhằm hướng tới xây dựng xã, huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Qua đó, đã góp phần củng cố, nâng chất bền vững các chỉ tiêu, tiêu chí môi trường trong xây dựng các xã, huyện Phong Điền đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao hướng đến kiểu mẫu. Tạo cảnh quan môi trường, tạo mảng xanh diện mạo mới cho huyện nông thôn mới Phong Điền, tiền đề hướng đến Xây dựng và phát triển huyện Phong Điền thành đô thị sinh thái.

tm-img-alt
tm-img-alt

Đông đảo người dân đến dự thực tế tại buổi lễ phát động.

Về công tác vệ sinh cảnh quan môi trường Đối với các tuyến đường, cần đảm bảo: Lề đường, vỉa hè, cây xanh, hoa kiểng không bị lấn chiếm. Lòng đường, lề đường không rác, không đọng nước. Đối với khu trung tâm hành chính huyện, xã, thị trán, khu dân cư, khu chợ đảm bảo thông thoáng, không lấn chiếm, đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự đô thị. Đối với các tuyến sông, kênh, rạch, dọn cỏ, phát hoang thông thoáng, không vức rác xuống sông. Công viên, khuôn viên trụ sở các cơ quan, trường học đảm bảo vệ sinh, an toàn.

Về trật tự xây dựng - Trật tự đô thị: Xây dựng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mục đích sử dụng đất theo quy định, đảm bảo mỹ quan đô thị. Chấp hành đúng quy định của pháp luật đất đai, xây dựng. Không mua bán lấn chiếm lồng, lề, đường, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Hùng Phước, Phó Chủ tịch UBMTTQ VN huyện Phong Điền phát biểu tại buổi lễ

Trong những năm qua UBMTTQ VN cùng các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, tín đồ, tổ chức tôn và nhân dân huyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, nhắc nhở mọi người hướng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường; giảm thiểu, cắt giảm tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa và túi nylon, từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường để cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên, vì huyện Phong Điền xanh - sạch - đẹp - an toàn.

tm-img-alt

Đại diện người dân ông Nguyễn Hoàng Thám cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Đại diện người đan huyện Phong Điền sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, nhắc nhở mọi người hướng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường; giảm thiểu, cắt giảm tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa và túi nylon, từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường để cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên, tham gia đóng đầy đủ phí thu gom rác thải, hằng ngày thu gom rác thải cho đơn vị thug on rác thải đúng giờ đúng quy định. Chấp hành đúng pháp luật về đất đai, xây dựng, cam kết không buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, đảm bảo trật tự , an toàn gia thông.

tm-img-alt

Lãnh đạo huyện Phong Điền chứng kiến ký kết các xã, thị trấn ký bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Loạt hình ảnh buổi ra quân vệ sinh môi trường.

tm-img-alt
tm-img-alt

Ông Đào Ngọc Chi -TUV, Bí thư Huyện ủy cùng tham gia vệ sinh môi trường

tm-img-alt
tm-img-alt

Ông Trần Lê Bình, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện tham gia buổi Lễ ra quân bảo vệ môi trường

tm-img-alt
tm-img-alt

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện (Trưởng ban buổi phát động).

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/3/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề