Thứ ba, 30/04/2024 06:51 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/4/2024

MTĐT -  Thứ hai, 08/04/2024 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/4/2024. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 8/4/2024 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Thái Nguyên: Ra mắt mô hình “Tuyến phố văn minh không rác”

Ngày 7/4/2024, Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) phối hợp ra mắt mô hình điểm "Tuyến phố văn minh không rác". Dự buổi ra mắt có đồng chí Nguyễn Quốc Hữu, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Bí thư Huyện ủy Phú Lương và đại diện các cơ quan ban ngành trên địa bàn.

Thái Nguyên: Ra mắt mô hình “Tuyến phố văn minh không rác” - Ảnh 1.
Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) ra mắt mô hình điểm "Tuyến phố văn minh không rác"

Mô hình được thực hiện tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh (thị trấn Đu) và tổ dân phố Giang Khánh (thị trấn Giang Tiên). Với mô hình này, Hội LHPN huyện Phú Lương phối hợp với Ban Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường huyện trao tặng thùng đựng rác cho các hộ dân. Hội LHPN thị trấn Đu và thị trấn Giang Tiên đã vận động các hộ dân chung tay đóng góp mua thêm thùng đựng rác để thực hiện mô hình.

Các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Bằng hình thức tự quản, các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình.

Phát biểu tại buổi ra mắt mô hình, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyện Phú Lương trong công tác bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Để mô hình phát huy hiệu quả, đồng chí Bí thư đề nghị địa phương, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, nâng cao chất lượng môi trường sống và cảnh quan đô thị. Mô hình "Tuyến phố văn minh không rác" sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn.

Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống, xây dựng khu phố sạch đẹp, văn minh, góp phần xây dựng huyện Phú Lương trở thành huyện nông thôn mới, các thị trấn đạt đô thị văn minh.

Bình Định: Nhân rộng các mô hình hay về bảo vệ môi trường trong cộng đồng

Buổi tham luận có sự tham gia của gần 100 người, trong đó có đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, Tỉnh đoàn Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn, Thành đoàn Quy Nhơn và đại diện của 9 câu lạc bộ/mô hình môi trường cùng với các cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.

tm-img-alt
Nhiều mô hình hay được chia sẻ tại sự kiện

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, TS. Trần Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) cho biết: “Là trung tâm quốc tế hoạt động về khoa học và giáo dục không vì lợi nhuận mang tính liên ngành tại Việt Nam, trung tâm ICISE luôn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường là yếu tố hàng đầu gắn liền với sự phát triển cũng như hoạt động của trung tâm.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, ICISE luôn cố gắng xây dựng nơi đây luôn là một địa điểm có môi trường trong lành, xanh sạch cho các hoạt động khoa học và giáo dục, là một điểm kết nối cộng đồng những cá nhân tổ chức hoạt động về môi trường để đóng góp giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương. Hiện nay, ICISE đang hướng đến mục tiêu xây dựng một trung tâm về giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu.

TS. Đỗ Thị Thu Trang, Trưởng nhóm Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục Liên ngành (IFIRSE) cho biết, ICISE đã giới thiệu về những mô hình quản lý chất thải rắn gắn với cộng đồng tiêu biểu tại Việt Nam và trên thế giới, giúp người nghe hiểu được một bức tranh tổng quát có hệ thống về các hoạt động bảo vệ môi trường từ khâu phát sinh rác thải cho đến khâu thu gom và xử lý.

Tại buổi gặp gỡ, TS. Trang cũng chia sẻ sứ mệnh cũng như các hoạt động của “Mạng lưới Change for Green Binh Dinh” với mong muốn kết nối, đào tạo về chuyên môn, và thúc đẩy các phong trào môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tại sự kiện, các câu lạc bộ và các mô hình môi trường tại Bình Định cũng chia sẻ về hoạt động của mình. Các nhóm bao gồm: Làng chài Bình Yên - Giải nhất sáng kiến cuộc thi “Vì một đại dương không rác thải nhựa” của UNESCO 2020; Amore Eco - CLB môi trường, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn; NNC Recycling Garden - Vườn Tái Chế được thực hiện bởi người khuyết tật; Green Club - Đại học Quy Nhơn; Nhóm 5Rs Superman Quy Nhơn - là nhóm môi trường của các bạn tiểu học với sự đồng hành của bố mẹ tại Quy Nhơn

Nhóm Những bước chân xanh - là một nhóm Môi trường được khởi xướng bởi các học sinh của trường iSchool Quy Nhơn; Nhóm môi trường Maqoor - với đại sứ là đại điện các học sinh Trường chuyên Lê Quý Đôn; Nhóm Quy Nhon Reuse Station - trạm tái sử dụng Quy Nhơn; đại diện của tổ chức Clear Rivers chia sẻ cho các bạn trẻ cách kết nối các hoạt động môi trường tại địa phương với sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI).

Đặc biệt trong phần thảo luận, người tham gia được chia làm 6 nhóm để cùng nhau chia sẻ về mối quan tâm, trăn trở của bản thân đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này.

Bên cạnh đó, các nhóm môi trường cũng chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các ý tưởng liên quan môi trường tại địa phương, từ đó đưa ra các đề xuất cụ thể để gửi tới chính quyền địa phương.

Sự kiện là dịp tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề môi trường trong địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua buổi gặp gỡ, sứ mệnh, hoạt động của mạng lưới Change for Green Binh Dinh và các mô hình về môi trường tại địa phương cũng được chia sẻ tới người tham gia. Bên cạnh đó, người tham dự đã có cơ hội cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến kiểm tra tình hình cấp nước tại các vòi nước công cộng trên địa bàn xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Hiện nay, trên địa bàn xã Gia Thuận đang mở 5 vòi nước công cộng để người dân đến lấy sử dụng miễn phí.

tm-img-alt
Phó Thủ tướng kiểm tra tại công trường thi công cống âu Nguyễn Tấn Thành - Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, xã còn thành lập 3 đội chở nước sinh hoạt hỗ trợ cho các hộ dân khó khăn, người già neo đơn... không có điều kiện đi chở nước. Tại thời điểm kiểm tra, các vòi nước công cộng đều chảy khá mạnh, đảm bảo cung cấp nước miễn phí cho người dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đến nhà các hộ dân tại xã Gia Thuận để tìm hiểu về tình hình nước sinh hoạt. Các hộ dân cho biết, nhờ chủ động trữ nước và chính quyền mở các vòi nước công cộng nên đến thời điểm này nước sinh hoạt cơ bản được đảm bảo.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng, đặc điểm của huyện Gò Công Đông và một phần TX. Gò Công là khoan giếng không có nước ngọt. Do đó, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư Nhà máy nước BOO Đồng Tâm kéo nước ngọt về khu vực này.

Nhìn chung, hệ thống ống nước chưa đều khắp khu vực. Song song đó, hằng năm, khu vực này đều xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ.

Ở những nơi hộ dân sống phân tán, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư các vòi nước công cộng, điểm lấy nước qua bồn chứa để người dân đến lấy về sử dụng miễn phí. Tới đây, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước, bởi đây được xác định là vùng trọng điểm trong phát triển công nghiệp của tỉnh.

Qua chuyến kiểm tra, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, tỉnh cần quy hoạch lại để đừng phân tán, tập trung đầu tư cho hiệu quả. Bên cạnh đó, Tiền Giang phải đầu tư để khu vực này phát triển công nghiệp, mà phát triển công nghiệp thì không thể thiếu nước.

Riêng đối với việc tỉnh Tiền Giang ban bố tình huống khẩn cấp về nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông là do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh với tinh thần chủ động từ sớm, từ xa. Nếu không ban bố tình huống khẩn cấp rất thì khó quyết định phương án đầu tư.

Do đó, việc ban bố tình huống khẩn cấp để chuẩn bị trước với mục đích không để dân phải thiếu nước sinh hoạt một ngày nào…

Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đã đến kiểm tra tiến độ thi công cống âu Nguyễn Tấn Thành. Theo đó, tiến độ cống đến nay đạt khoảng 82% và sẽ hoàn thành trong tháng 7-2024.

Tại chuyến kiểm tra, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, phấn đấu rút ngắn tiến độ.

Đắk Lắk: Kiên quyết xử lý vụ để mất gần 400 ha rừng tại Trung tâm Bảo tồn Voi

Năm 2023, Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk đã cập nhật diện tích rừng tự nhiên bị giảm tại Trung tâm Bảo tồn Voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng (gọi tắt Trung tâm Bảo tồn Voi) vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng là 397,11 ha; trong đó nguyên nhân do phá rừng trái phá luật: 4,64 ha; nguyên nhân khác chưa xác định: 392,47 ha.

Thông tin này đã thu hút sự quan tâm của dư luận và đòi hỏi phải được làm rõ. Xác minh ban đầu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho thấy: đối với diện tích 392,47 ha, người dân lấn chiếm trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như bắp, mì (sắn) và cây công nghiệp như điều, hiện trường chỉ còn sót lại một số gốc chặt khô, mục, cháy; một số khu vực người dân đã canh tác từ lâu, qua nhiều mùa vụ, hiện trường không còn thấy dấu hiệu của cây rừng; không xác định được thời gian rừng bị giảm; vì vậy nên Hạt Kiểm lâm sở tại cập nhật vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng (FRMS) với nguyên nhân khác (chưa xác định được chính xác nguyên nhân rừng bị giảm).

tm-img-alt
Tình trạng phá rừng làm nương rẫy là nguyên nhân chính làm suy giảm rừng tự nhiên ở Đắk Lắk. Ảnh minh hoạ.

Cũng theo Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, trong thực tế diện tích rừng tự nhiên này bị suy giảm trong nhiều năm gần đây chứ không phải bộc phát mới đây, chủ yếu do tình trạng một số đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tự do vào dựng nhà, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép. Cụ thể, tại các tiểu khu 453, 440 và 436 do Trạm quản lý và bảo vệ rừng số 3 và số 4 phụ trách, là khu vực giáp ranh với xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, qua tổ chức rà soát, thống kê có 529 nhân khẩu đang dựng 109 căn nhà, chòi và sản xuất nông nghiệp trái phép, thời gian khoảng từ 2 đến 10 năm. Các hộ dân này chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và một số từ huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông; huyện Ea Súp, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Hầu hết các vụ vi phạm được các đối tượng tổ chức với số đông, khoảng vài chục người và có biểu hiện chống đối lại lực lượng chức năng. Khi lực lượng của Trung tâm Bảo tồn Voi phát hiện các đối tượng đang phá rừng, phát dọn thì các đối tượng không hợp tác, thậm chí chống đối, lấy số đông ra áp đảo, trong khi đội tuần tra rừng của Trung tâm chỉ từ 2 - 4 người; do đó, không thể bắt giữ được đối tượng để xử lý theo quy định.

Ngoài ra, phần lớn diện tích rừng của Trung tâm nằm gần các khu dân cư, đặc biệt là các khu dân cư tự phát, ngoài quy hoạch có điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn, thiếu đất để sản xuất, người dân sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Mặt khác, những năm gần đây, việc canh tác nông nghiệp đem lại hiệu quả thấp, tình trạng mất mùa, thiên tai liên tục, đời sống người dân sống gần rừng đa phần gặp nhiều khó khăn, dân số gia tăng, thiếu việc làm, nhu cầu sử dụng đất sản xuất ngày càng cao; do đó, người dân thường vào rừng để khai thác gỗ, phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất.

Các diện tích này hầu hết là diện tích rừng nghèo, nghèo kiệt, có trữ lượng rất thấp, chủ yếu là các loài cây rụng lá vào mùa khô, địa hình bằng phẳng, dễ dàng tác động bằng các công cụ thô sơ như dao, rựa, cuốc... nên công tác kiểm soát gặp rất nhiều trở ngại; trải qua một khoảng thời gian lén lút chặt tỉa, ken hạ làm rừng bị hạ cấp trữ lượng, một số diện tích không đáp ứng được các tiêu chí xác định là rừng; những diện tích này được cập nhật nguyên nhân giảm theo phần mềm theo dõi điễn biến rừng (FRMS).

Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk xác định việc để diện tích rừng tự nhiện bị biến động lớn, trong thời gian dài nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời, để người dân lấn chiếm, sử dụng trái phép, trách nhiệm chính thuộc về chủ rừng là Trung tâm Bảo tồn Voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng và chính quyền địa phương.

Trên cơ sở xác minh ban đầu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu các đơn vị: Trung tâm Bảo tồn Voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ, xử lý theo quy định đối với diện tích rừng bị biến động; đồng thời, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc để diện tích rừng bị giảm. Đối với Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc xác minh, cập nhật diễn biến chưa chính xác, không làm rõ nguyên nhân đối với diện tích rừng bị giảm 392,47 ha; trong đó có diện tích 25,56 ha đã được cập nhật năm 2022 là đất có rừng tự nhiên 23,28 ha và đất đã trồng rừng 2,28 ha, nhưng năm 2023 cập nhật bị biến động theo nguyên nhân khác (giảm từ trước năm 2020).

Ngoài việc kiểm điểm lực lượng quản lý, bảo vệ rừng, ngành Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tỉnh cũng nêu vấn đề trách nhiệm liên quan của chính quyền địa phương, vấn đề hoạt động phối hợp giữa ngành với địa phương trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. “Ngành tổ chức làm việc với UBND huyện Buôn Đôn liên quan trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của UBND cấp huyện được quy định tại Khoản 2 Điều 102 của Luật Lâm nghiệp; đồng thời bàn phương hướng, giải pháp tăng cường công tác đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm và bảo đảm chấp hành pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp; công tác phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Buôn Đôn” – ông Nguyễn Minh Chí, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết.

Sài Gòn: Nâng tỷ lệ nước thải sinh hoạt đã qua xử lý lên 71%

Ngày 7-4, tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”, ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết, nhằm nâng cao công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn, TPHCM đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có công suất thiết kế là 480.000m3/ngày đêm), dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2025.

Dân hỏi 3.jpg
Ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM (ngoài cùng bên phải) và các đại biểu tham gia trả lời các câu hỏi tại chương trình. Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo ông Đặng Phú Thành, với việc hoàn thành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TPHCM sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày đêm, đạt tỷ lệ 71% lượng nước thải sinh hoạt đô thị đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường. TPHCM cũng đã giao Sở KH-ĐT phối hợp các sở ngành liên quan tiếp tục đầu tư các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch chung của thành phố. Hiện các dự án đang tiến hành đảm bảo tiến độ đã đề ra. UBND thành phố cũng ưu tiên đầu tư các dự án cấp thoát nước và xử lý nước thải.

Theo ông Nguyễn Viết Vũ, Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Sở TN-MT TPHCM, tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố là 644.000 m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. Như vậy còn 60% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố cũng đề ra mục tiêu tới năm 2025, lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 75%, tới năm 2030 là 88%. Để đạt được mục tiêu này, phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải - việc này là rất cấp thiết.

Đối với những băn khoăn của cử tri về ảnh hưởng của các nhà máy xử lý nước thải tới những hộ dân xung quanh, ông Nguyễn Viết Vũ khẳng định, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật thì việc đảm bảo môi trường, sức khỏe người dân là hoàn toàn thực hiện được, mong người dân tiếp tục ủng hộ chủ trương chung.

Về vấn đề đảm bảo nguồn cấp nước, ông Nguyễn Thanh Sử, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn - Sawaco cho biết, hiện Sawaco đảm bảo nguồn nước cấp cho 10 triệu dân TPHCM, với tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,4 triệu m3/ngày đêm. Trong đó, lượng nước phát ra mạng lưới cấp nước 2 triệu m3/ngày đêm, công suất còn lại để dự phòng.

Theo ông Sử, với tốc độ phát triển của TPHCM về dân số thì Sawaco đã chủ động các giải pháp nhằm nâng công suất. Cụ thể, từ năm 2025, Sawaco sẽ nâng tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,9 triệu m3/ngày đêm, tới năm 2030 là 3,6 triệu m3/ngày đêm. Để đạt được các mục tiêu trên, Sawaco đã chủ động đầu tư xây mới 2 nhà máy nước là Nhà máy nước Kênh Đông II (công suất 250.000 m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Thủ Đức IV (công suất 300.000 m3/ngày đêm). Bên cạnh đó, Sawaco đã trình UBND TPHCM về việc xin cải tạo 45 trạm cấp nước giếng trên địa bàn để làm nguồn dự phòng cho thành phố.

Dân hỏi 2.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TPHCM (ngồi giữa bên trái) điều hành chương trình. Ảnh: VIỆT DŨNG

Phát biểu kết luận, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Đô thị, HĐND TPHCM cho biết, Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố tăng cường xã hội hóa để thực hiện các kế hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường sống; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy cấp nước, xử lý nước thải; tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/4/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long đảm bảo vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ
Để phục vụ nhân dân và du khách vui chơi nghỉ lễ, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã yêu cầu các đơn vị công ích duy trì vệ sinh đường phố, tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.
Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...