Thứ hai, 29/04/2024 11:06 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/4/2020

MTĐT -  Thứ năm, 16/04/2020 06:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/4/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/4/2020.

Người dân Phú Yên 'khóc ròng' vì hàng ngàn ha lúa ngã đổ sau mưa lớn

Thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, vụ Đông Xuân năm 2019-2020 tỉnh gieo trồng được 26.440 ha lúa, đến thời điểm hiện tại đã thu hoạch được trên 17.000 ha. Sau đợt mưa này, toàn tỉnh có hơn 2.400 ha lúa Đông Xuân bị ảnh hưởng; trong đó, huyện Đông Hòa là địa phương có diện tích lúa ngã đổ nhiều nhất với gần 1.000 ha, trong đó có 300 ha đang bị ngập nước; Phú Hòa 850 ha, thành phố Tuy Hoà 450 ha, Tây Hòa 150 ha. Phần lớn diện tích lúa đã đến kỳ thu hoạch nên nông dân đang tốn thêm khoản chi phí bơm tiêu úng nước, cắt, vận chuyển.

Tại huyện Phú Hòa, hôm qua. 14/4, sau khi mưa ngớt, bà con nông dân đã tranh thủ ra đồng, vét bờ tháo nước ra khỏi ruộng. Ông Nguyễn Văn, một nông dân ở huyện Phú Hòa cho biết, vụ đông xuân năm nay gia đình ông trồng gần 2 ha lúa. Mưa lớn trong hai ngày qua khiến hơn 1,2 ha lúa của gia đình bị đổ ngã và ngập úng, trong khi lúa vừa chắc hạt, khoảng một hơn tuần nữa mới đến kỳ thu hoạch. Khi thu hoạch, số diện tích lúa bị ngã đổ này sản lượng sẽ giảm từ 40 - 50% và công gặt cũng đắt hơn nhiều do phải gặt tay, chưa kể tiền phân bón và giống đã đầu tư nên vụ lúa năm nay lỗ lớn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên khuyến cáo người dân tập trung máy móc, nhân công thu hoạch nhanh đối với diện tích lúa đã chín rộ, bị ngập úng. Đối với diện tích lúa chưa thu hoạch kịp do thiếu máy móc, nhân công người dân cần bó lúa dựng đứng để tránh nảy mầm, rụng hạt.

-

Sóc Trăng: Công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn

Trước diễn biến phức tạp, kéo dài của hạn mặn năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã ký ban hành quyết định số 1031/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp do hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, nhiều cửa sông vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50 km tính từ cửa sông. Trong thời gian dài và nắng nóng, khô hạn, nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt hơn 40% so với trung bình nhiều năm. Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng bằng hoặc đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, độ mặn 4‰ có khả năng xâm nhập và gây ảnh hưởng đến hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 1031/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp do hạn, xâm nhập mặn (mức độ rủi ro cấp 2) trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với hạn, xâm nhập mặn (theo kịch bản ứng phó tình hình hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng), nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, không để người dân bị thiếu nước uống, sinh hoạt…

Sở NN-PTNT có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo ứng phó hạn, xâm nhập mặn. Phối hợp Ban quản lý dự án 2, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai ngay các giải pháp ứng phó hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh… Đồng thời tổ chức thực hiện các công trình khẩn cấp theo quy định nhằm ngăn mặn, tăng cường tích trữ nước ngọt, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Bên cạnh việc chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các nội dung ứng phó thiên tai, UBND tỉnh đề nghị các địa phương huy động tối đa các nguồn lực để cung cấp nước ngọt phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho người dân và các bệnh viện, doanh nghiệp, khu công nghiệp, trường học, khách sạn... Tiếp tục duy trì các điểm đo mặn tập trung để kịp thời khuyến cáo người dân lấy và trữ nước khi độ mặn ở mức cho phép. Khuyến cáo người dân chủ động tích trữ nước ngọt trong kênh, mương nội đồng và các phương tiện khác nhằm chủ động bảo đảm đủ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Phát động cuộc thi “Lan tỏa hành động xanh - Giảm thiểu rác thải nhựa”

Hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) - ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp cùng UBND TP.Hạ Long, Phòng Tài nguyên và môi trường, Thành đoàn Hạ Long tổ chức cuộc thi “Lan tỏa hành động xanh - Giảm thiểu rác thải nhựa”.

Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ dự án “Thí điểm quản lý rác thải nhựa đô thị khu vực vùng bờ vịnh Hạ Long, Việt Nam” được tài trợ bởi Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và do Trung tâm MCD chủ trì, phối hợp với các đối tác địa phương thực hiện tại TP.Hạ Long từ năm 2018 đến hết năm 2020.

Mục tiêu chính của dự án là nâng cao hiệu quả quá trình thu gom, phân loại, xử lý rác thải ở khu vực vùng bờ vịnh Hạ Long, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường biển, khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long.

Thời gian tổ chức cuộc thi bắt đầu từ ngày phát động 10/4 đến 24 giờ ngày 15/5/2020. Hạn chót vận động, tính điểm tương tác trên Facebook: 24 giờ ngày 20/5/2020.

Đối tượng dự thi là cá nhân hoặc nhóm là công dân sinh sống, làm việc hoặc học tập tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và Hà Nội có quan tâm đến bảo vệ môi trường đặc biệt là vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa.

Sản phẩm dự thi là một video ngắn hoặc slide show ảnh và tư liệu mô tả sáng kiến nhằm giảm thiểu rác thải rắn, đặc biệt là rác thải nhựa trong sinh hoạt và khu vực công cộng. Nội dung cần thể hiện được lý do thực hiện sáng kiến, mục tiêu thực hiện sáng kiến, địa điểm, thời gian thực hiện sáng kiến, các hoạt động và kết quả đã đạt được. Ưu tiên các sáng kiến có khả năng áp dụng tại khu vực vùng bờ vịnh Hạ Long.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/4/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.