Thứ hai, 29/04/2024 06:30 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/10/2023

MTĐT -  Thứ ba, 17/10/2023 16:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/10/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/10/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Bộ TN&MT tổ chức tập huấn truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho giới trẻ

Trong 2 ngày 16 - 17/10 tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Lớp tập huấn “Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực, hành vi về giảm thiểu chất thải nhựa và bảo vệ môi trường cho giới trẻ”. 

Tham dự Lớp tập huấn có Ông Cao Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT, Đại diện các Đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường và 150 các đại biểu là cán bộ các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh miền Bắc, các thầy cô giáo và giáo viên phụ trách công tác đoàn đội, truyền thông của các trường học khu vực miền Bắc.

tm-img-alt
Ông Cao Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT phát biểu tại lớp Tập huấn

Phát biểu khai mạc Lớp tập huấn Ông Cao Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT cho biết: Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa hiện đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam phải đối mặt. Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Rác thải nhựa dùng một lần tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Điều nguy hiểm nhất của rác thải nhựa là tính chất khó phân hủy, ngay cả khi được chôn lấp vào bùn đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, cản trở sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật…

Tại Lớp tập huấn, các học viên là các thầy cô hiện đang phụ trách công tác đoàn, đội của các trường sẽ được các chuyên gia cung cấp thông tin về thực trạng ô nhiễm chất thải nhựa; tác hại của chất thải nhựa tới môi trường, đời sống và sức khỏe của con người; được chia sẻ các kiến thức, cách thức nhận biết những hành vi gây hại tới môi trường và các giải pháp phòng, chống và hạn chế sử dụng túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần.

Thông qua lớp tập huấn Ban Tổ chức mong muốn và đề nghị các thầy cô giáo và các đại biểu tham dự hôm nay sẽ truyền đạt lại cho các em học sinh về tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống, sẽ làm nòng cốt thúc đẩy các em học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động và đề xuất các sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa và chung tay bảo vệ môi trường. 

Những người tình nguyện dọn rác dưới dòng kênh ô nhiễm

8h sáng, gần hai chục thành viên và cộng tác viên gồm sinh viên một số trường đại học, cả người nổi tiếng từng đoạt giải hoa hậu quốc tế quí bà đã đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ bằng cao su, đeo găng tay y tế và găng tay chống vật sắc nhọn cắt đứt, sẵn sàng lao xuống dòng kênh ô nhiễm đang bốc mùi hôi thối.

Những người tình nguyện dọn rác dưới dòng kênh ô nhiễm -0
Rác thải được dồn vào một góc trước khi vớt lên bờ.

Trưởng nhóm Nguyễn Lương Ngọc phát động, tất cả ùa xuống dòng kênh. Lớp cỏ cao cả mét được cắt sạch. Những miếng vỡ của bàn ghế cũ, túi nilon, quần áo cũ, vỏ hộp đựng thức ăn, vải bạt, sắt phế liệu, mảnh kính vỡ, kim tiêm, xác động vật từ từ nổi lên giữa làn nước đen kịt, đặc quánh kéo theo mùi hôi thối nồng nặc khó tả.

Nhưng quyết tâm làm cho thành phố sạch, đẹp, các thành viên cứ thoăn thoắt dùng tay vớt từng miếng gỗ mục, sắt phế liệu gỉ sét, mảnh gốm vỡ, lùa rác trôi nổi vào rổ đưa lên bờ. Sau 4 giờ, hàng tấn rác thải sinh hoạt các loại, rác thải rắn, rác thải nguy hiểm được dọn sạch, trả lại dòng nước chảy vốn có của con kênh.

Nguyễn Lương Ngọc quê ở Gia Lai, xuống TP Hồ Chí Minh lập nghiệp. Sau những ngày tháng “đánh bóng mặt đường” làm đủ các nghề để kiếm sống, anh nhận thấy nhiều người dân vẫn có thói quen vứt rác mọi lúc, mọi nơi mà không cần quan tâm đến xung quanh. Trong những con hẻm vắng, ngoài vùng ven, rác không được đóng gói vào túi cẩn thận mà vứt bừa bãi cả trên mặt đường lẫn cống thoát nước… Những con kênh, con rạch, rác các loại cùng với xác động vật chết lưu cữu nhiều ngày tháng không những ngăn cản dòng chảy mà còn phân hủy, bốc mùi hôi thối khó chịu suốt ngày đêm.

Ngọc suy nghĩ nhiều đêm. Xuất phát điểm là công nhân lao động nên anh đã chọn cho mình cách vừa trực tiếp đi thu dọn rác vừa tìm cách tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh đến đông đảo người dân. Tháng 12/2022, Ngọc cùng người bạn thân là Hồ Văn Vĩ lập nhóm tình nguyện lấy tên là Sài Gòn Xanh với hy vọng sẽ lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến nhiều người dân để TP Hồ Chí Minh xứng đáng với thương hiệu xanh - sạch - đẹp.

Mặc dù là nhóm nhưng những ngày đầu chỉ có Ngọc và Vĩ. Mỗi tuần hai bạn trẻ này dành 3 - 4 ngày đi dọn rác ở các cống nghẹt, các kênh rạch ở khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp…

Thiếu kinh phí, cả hai chỉ sắm được vài bộ quần áo bảo hộ cùng găng tay cao su mỏng manh nên khi chui xuống cống, rãnh hoặc lội xuống dòng kênh vớt rác thường bị cây sắt nhọn, mảnh thủy tinh, kim tiêm đâm vào cơ thể, hóa chất ngấm vào da gây nhiễm trùng phải đến bệnh viện điều trị. Nhưng cả hai không bỏ cuộc. Lâu dần, khi đăng những hoạt động của nhóm lên trang cá nhân, nhận thấy việc làm này mang lại ý nghĩa cao đẹp, rất nhiều bạn là sinh viên, những thanh niên có tinh thần tình nguyện và cả những người nổi tiếng xin gia nhập nhóm.

Hiện có trên 500 tình nguyện viên thường trực. Ngoài ra còn có những mạnh thường quân tìm đến hỗ trợ về kinh phí. Tuy không nhiều nhưng cũng giúp các thành viên trong nhóm trang bị được những bộ quần áo bảo hộ tốt hơn, mua được bao tay chống cắt, ủng cao su dầy… và đặc biệt là tất cả thành viên đều được tiêm ngừa uốn ván, ngừa sốt xuất huyết, ngừa cảm…

Sau 10 tháng hoạt động, nhóm Sài Gòn Xanh đã thực hiện dọn rác ở trên 100 khu vực kênh, rạch với khối lượng rác thải các loại lên đến trên 1.500 tấn, giao lại cho các địa phương vận chuyển đến điểm xử lý. Ngoài TP Hồ Chí Minh, nhóm cũng đã đến các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương vớt rác với mong muốn góp phần nâng cao ý thức của người dân vùng nông thôn; dọn rác ở các bãi biển thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm đánh thức ý thức giữ gìn vệ sinh của du khách.

Với tác động từ nhóm Sài Gòn Xanh, đến nay thanh niên, sinh viên ở một số tỉnh, thành như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang… cũng đã lập ra những nhóm tình nguyện để chung tay làm sạch môi trường.

Cùng tham gia vớt rác tình nguyện trong đợt này còn có kiến trúc sư Nguyễn Thị Diệu Vân, hoa hậu quí bà quốc tế năm 2023. Chị Vân bảo: “Cách đây hơn hai tháng, sau khi xem clip tình nguyện dọn rác làm sạch môi trường của nhóm Sài Gòn Xanh, em nhận thấy việc làm này thật ý nghĩa nên đã liên hệ với trưởng nhóm xin tham gia. Lúc đầu, các bạn có hơi ngại nhưng sau thì các bạn chào đón nồng nhiệt. Có lần em đang lội dưới kênh ở huyện Bình Chánh để dọn vớt rác mà người dân đứng trên bờ ném thẳng bọc rác nhà họ thải ra vào vùng nước ngay trước mặt… Rất mong mọi người hãy nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung…”.

Ông Lê Minh Thuận, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Đức cho biết, trước khi thực hiện việc dọn vớt rác, các em có đến trụ sở liên hệ. Nhận thấy đây là việc làm mang tính nhân văn, mang lại sự trong sạch cho môi trường, hơn nữa cũng góp phần cùng các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tốt công tác tuyên truyền về vệ sinh thôn xóm, giữ gìn môi trường trong sạch nên UBND đã đồng ý hỗ trợ, tạo điều kiện để các em thực hiện tốt việc làm đầy ý nghĩa của mình.

Hy vọng ngày càng có nhiều nhóm tình nguyện như các em để lan tỏa sâu rộng hơn nữa, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Nhân rộng mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Thông qua phổ thông phổ biến, trao đổi với quản lý các cấp, chính trị tổ chức, xã hội trên địa bàn một số tỉnh Bắc, đề xuất nhằm làm rõ các quy định pháp luật, chính sách về ứng phó BĐKH và các cơ hội từ BĐKH mang lại, nâng cao nhận thức về BĐKH, qua đó phát triển nhiều hoạt động ứng dụng tại địa bàn một cách hiệu quả.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục biến khí hậu Mai Kim Liên cho biết: Biến khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, là một trong những công thức lớn nhất đối với loại nhân. BĐKH ảnh đạt đến tất cả các ngành, lĩnh vực, đến tự nhiên, con người và xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nặng nề cho người và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước. Nhận được công thức các công thức nguy hiểm do BĐKH gây ra cho sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã từng bước hoàn thiện các văn bản luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về BĐKH.

Đây là cơ sở quan trọng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, phòng quốc gia, giữ móng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường trường sinh thái, đáp ứng kịp thời những tác động tiêu cực của BĐKH, giảm bớt rủi ro cho thiên tai và tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại. Bên cạnh các hoạt động tiêu cực, BĐKH cũng tạo ra các cơ hội phát triển, song việc tận dụng các cơ hội hiện nay vẫn còn nhiều chế độ, có hạn chế như vấn đề tiếp cận các khí hậu hậu, tiếp cận công nghệ, đổi mới mô hình tăng trưởng, thay đổi tập quán canh tác... và tham số cộng đồng, doanh nghiệp trong ứng phó với hậu biến khí hậu.

anh-1(1).jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay là phải giúp cộng đồng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm bớt tổn thương, tăng cường sức mạnh ứng phó và tận dụng tối đa các cơ hội từ biến đổi khí hậu lại, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu quả quản lý nhà nước về biến khí hậu. Và công tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách cần được phát triển khai – bà Mai Kim Liên nhấn mạnh. Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị phụ tùng Biến đổi khí cụ đã cung cấp thông tin về các quy định mới nhất liên quan đến hậu khí biến đổi. Đồng thời, hội thảo cũng được nghe chuyên gia giới thiệu tài liệu dự thảo “ Hướng dẫn xây dựng mô hình phù hợp với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro ở ro thiên tai ở Việt Nam”.

Lãnh đạo, có thể các cơ quan, tổ chức địa phương cũng chia sẻ về thực tiễn phát triển các quy định pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai trong thời gian qua. Trên cơ sở này, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về các câu hỏi, khó khăn trong việc chấp hành luật về ứng phó với biến đổi khí hậu; đề xuất các giải pháp nhằm giúp cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, địa phương có thể giải quyết các phương thức, tận dụng cơ hội từ BĐKH. Bên cạnh đó, nghiên cứu phát triển xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam.

Yên Bái: Hiệu quả từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Những năm qua, việc triển khai cho vay Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp cho gần 84.700 lượt khách hàng trong toàn tỉnh có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch và các công trình vệ sinh, phục vụ sinh hoạt.

Chương trình cho vay NS&VSMT nông thôn theo Quyết định 62, ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ được Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái tích cực triển khai. Đối tượng được hưởng chương trình này là các hộ gia đình khu vực nông thôn, mỗi hộ gia đình sẽ được vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng.

tm-img-alt
Tỷ lệ dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 93,7%.

Đối với bà Nguyễn Thị Toàn ở thôn Phúc Đình, huyện Trấn Yên, nguồn vốn vay này rất có ý nghĩa. Được vay 20 triệu đồng, gia đình bà Toàn đã nâng cấp và tu sửa lại công trình nước sinh hoạt và nhà vệ sinh.

Bà Toàn phấn khởi chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi sử dụng giếng đào nên chỉ có nước về mùa mưa, mùa khô không đủ nước để sử dụng. Khi biết có nguồn vốn cho vay hỗ trợ, tôi đã vay để khoan giếng và mua bình chứa nước. Đến nay, nguồn nước luôn đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình. Vốn vay thực hiện các công trình này lãi suất thấp, dễ trả nên gia đình tôi rất yên tâm”.

Năm 2021, gia đình chị Mùa Thị Chu ở bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải vay 20 triệu đồng làm 2 công trình lắp đường nước sạch và nhà vệ sinh. Đến nay, công 2 công trình đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình chị. "Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng, gia đình mình giờ có nước sạch, công trình vệ sinh khép kín nên mọi sinh hoạt tiện lợi hơn nhiều”- chị Chu chia sẻ.

Để triển khai hiệu quả nguồn vốn, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Phòng giao dịch các huyện xây dựng kế hoạch, cân đối vốn để thực hiện cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế ở từng địa bàn các xã; trong đó, tập trung ưu tiên các xã đang trong lộ trình về đích NTM.

Theo Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái, từ khi triển khai Chương trình đến hết tháng 9/2023, đã có 84.699 hộ dân ở khu vực nông thôn được vay 1.135 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa 158.009 công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Dư nợ đến tháng 9/2023 là 583,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,5% tổng dư nợ các chương trình. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến tháng 9/2023, đã cho 6.889 hộ vay với số tiền 137,7 tỷ đồng để sửa chữa, xây mới 13.778 công trình nước sạch và công trình vệ sinh. Qua đó, giúp cho người dân khu vực nông thôn có điều kiện sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Hiện tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 93,7%. Tính đến hết tháng 9/2023, toàn tỉnh có 99 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, có 27 xã NTM nâng cao và 6 xã NTM kiểu mẫu; có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM.

Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, thời gian tới, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tại các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng về NS&VSMT nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ở khu vực nông thôn tiếp cận vốn vay ưu đãi để xây dựng các công trình nước sạch và công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bắc Ninh: Nỗ lực GPMB Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải làng nghề xã Văn Môn

Tuy nhiên, dự án đang chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc gắt gao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt giới thiệu địa điểm lập quy hoạch dự án năm 2020, huyện Yên Phong nhanh chóng thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB: Thông báo thu hồi đất; kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, kiểm đếm để thực hiện dự án.

Đầu năm 2022, UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án với tổng số 78 hộ có đất thu hồi; diện tích thu hồi 37.224,8 m2; kinh phí bồi thường, hỗ trợ gần 11 tỷ đồng diện tích đất nông nghiệp, được thực hiện ở 2 thôn, Mẫn Xá và Phù Xá của xã Văn Môn. Dự kiến khởi công san lấp mặt bằng tháng 6-2022, nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một bộ phận người dân không đồng thuận, khiến chậm tiến độ kéo dài, gây nhiều khó khăn, áp lực cho quá trình triển khai dự án.

Quyết tâm GPMB Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải làng nghề xã Văn Môn
Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải làng nghề xã Văn Môn vẫn là khu đất trống nhiều năm nay.

Với trọng trách được giao nhiệm vụ thực hiện các hạng mục: San nền và GPMB toàn bộ khu đất 3,8 ha, tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng, Ban quản lý các dự án xây dựng huyện nhanh chóng xây dựng phương án triển khai, tiến hành chi trả bồi thường các hộ dân có đất thu hồi. Sau 6 đợt chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB, đến ngày 28-7-2023, đã chi trả hơn 5,9 tỷ đồng/ hơn 10,6 tỷ đồng diện tích đất nông nghiệp, với 43/78 lượt hộ nhận tiền, gồm thôn Mẫn Xá 24/58 lượt hộ nhận tiền; thôn Phù Xá có 19/20 hộ nhận tiền.

Đến nay, còn 35 lượt gia đình cố tình không nhận tiền bồi thường và bàn giao đất theo quy định mặc dù đã được vận động, thuyết phục nhiều lần. Lý do: Yêu cầu xác minh tính pháp lý của thửa đất;diện tích sổ địa chính chưa khớp với diện tích thực tế; thửa đất không có số liệu trên sổ địa chính nhưng có số liệu về diện tích và chủ sử dụng đất trên sổ mục kê lưu tại UBND xã; hầu hết các hộ không đồng ý với giá tiền bồi thường, hỗ trợ là 158 triệu đồng đối với đất nông nghiệp ổn định lâu dài, đòi hỏi chế độ bồi thường, hỗ trợ cao hơn mức nhà nước quy định (từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng/1 sào).

Ngoài ra, trong khu đất thực hiện dự án còn có hàng trăm ngôi mộ cổ và lăng mộ, do vậy, việc xác định giá bồi thường, hỗ trợ gặp rất nhiều vướng mắc. Khi nhận được những kiến nghị, đề xuất của nhân dân có đất bị thu hồi, Ban quản lý các dự án xây dựng huyện phối hợp với UBND xã Văn Môn thành lập Tổ vận động tuyên truyền thực hiện Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ GPMB để giao đất thực hiện dự án. Tổ vận động tuyên truyền tổ chức nhiều cuộc vận động, đối thoại trực tiếp với từng hộ gia đình, nhưng các hộ dân vẫn không nhất trí, không nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Ban cũng tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định điều chỉnh một số nội dung về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với phần đất nông nghiệp tạm giao đã phê duyệt cho các gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa có Hợp đồng thuê thầu đất với UBND xã thành đất nông nghiệp tạm giao thuộc quản lý của UBND xã, chưa giao đến hộ, cá nhân, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, song đến nay, các hộ dân vẫn cố tình không nhận bồi thường.

Trước thực tế đó, ngày 12-9-2023, UBND huyện ban hành Quyết định số 3246/QĐ-UBND về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Tiếp tục xác minh, làm rõ nguồn gốc, diện tích và chủ sử dụng đất đối với một số hộ chưa khớp diện tích giữa sổ địa chính và diện tích thực tế, làm cơ sở xem xét tham mưu quyết định điều chỉnh, bổ sung khi thu hồi các thửa đất. Ban cưỡng chế sẽ tổ chức đối thoại với các trường hợp không nhận kinh phí bồi thường trước ngày 25-10-2023; Ban quản lý các dự án xây dựng tổ chức chi trả kinh phí dự kiến ngày 31-10-2023, nếu các hộ vẫn cố tình không đồng thuận sẽ trình cấp có thẩm quyền và tổ chức cưỡng chế xong trước tháng 11-2023 để bàn giao mặt bằng thực hiện triển khai xây dựng dự án.

Sau khi hoàn thành công tác GPMB và san nền, huyện sẽ xin chủ trương của tỉnh xây dựng Khu xử lý theo 2 phương án: Một là lập dự án đầu tư xây dựng theo hướng toàn bộ diện tích 3,8 ha sử dụng để chứa xỉ thải từ các cơ sở sản xuất trong làng nghề, sau đó sẽ chuyển đến đơn vị có đủ chức năng xử lý; Hai là xã hội hoá việc đầu tư xây dựng Khu xử lý, sử dụng công nghệ hiện đại để xử lý triệt để nguồn xỉ tại chỗ. Khu xử lý hoàn thành sẽ giải quyết triệt để chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn làng nghề cho xã nghề Văn Môn, khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm hiện nay, bảo đảm xây dựng nông thôn mới sáng, xanh, sạch, đẹp.

Bắc Giang: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành tháng 6/2023, tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM gồm các nội dung: Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và bảo đảm 3 sạch; tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn thôn ký cam kết không gây ô nhiễm môi trường, không vứt bừa bãi rác thải, động vật chết ra đường; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường; mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch.

Mặc dù là tiêu chí khó song do đây là vấn đề tác động trực tiếp đến chất lượng đời sống người dân nên hầu hết các địa phương rất coi trọng. Một số xã có cách làm sáng tạo như thực hiện mô hình: “Ngôi nhà xanh di động”, “Tuyến đường NTM kiểu mẫu” ở xã Việt Lập (Tân Yên); luân phiên VSMT trên các trục chính ở xã Tự Lạn (Việt Yên); vẽ tranh bích họa, đặt chậu hoa, cây cảnh hai bên hè đường ở xã Cảnh Thụy (Yên Dũng); cấp phát hàng trăm thùng đựng rác ở xã Mỹ An (Lục Ngạn)…

tm-img-alt
Việc vận hành các lò đốt rác khiến tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý đạt 93,5%. Ảnh minh hoạ

Hiện nay, toàn tỉnh tiếp tục duy trì hơn 170 công ty, hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; bố trí hơn 2 nghìn điểm tập kết, trung chuyển, vận hành 77 lò đốt công nghệ và 28 lò đốt rác theo Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh. Tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý đạt 93,5%.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, toàn tỉnh tiếp tục duy trì hơn 170 công ty, hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; bố trí hơn 2 nghìn điểm tập kết, trung chuyển, vận hành 77 lò đốt công nghệ và 28 lò đốt rác theo Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh. Tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý đạt 93,5%.

Ngoài ra, có hơn 7 nghìn bể chứa thu gom vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại vườn đồi, cánh đồng. Dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,87%, được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 56%. Có 229 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y; hơn 90% hộ gia đình ký cam kết vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định...

Dù đạt những kết quả tích cực song theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, môi trường khu vực nông thôn vẫn đối diện với nhiều thách thức, nguy cơ ô nhiễm do sự phát triển nhanh của các cụm công nghiệp, làng nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khi hạ tầng chưa đáp ứng kịp. Còn tình trạng xả chất thải hữu cơ trong chăn nuôi ra môi trường.

Việc thu gom, xử lý rác thải đang là áp lực lớn, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt, đầu tư cho hạ tầng. Ngoài ra, việc thực hiện tiêu chí về phân loại rác thải tại nguồn gặp khó khăn do thói quen sinh hoạt của người dân. Có nơi tỷ lệ thu phí dịch vụ VSMT chưa đủ bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác…

Để nâng cao hơn nữa chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, các địa phương cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Hướng dẫn các hộ phân loại rác tại nguồn, đổ rác thải đúng giờ, đúng nơi quy định. Tiếp tục phát động phong trào trồng cây xanh, hoa dọc các tuyến đường, khu dân cư. Đồng thời hướng dẫn công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng bãi rác, lò xử lý rác và hỗ trợ kinh phí, phương tiện, bảo hộ cho các tổ VSMT. Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy, khu xử lý rác thải tập trung trên địa bàn các huyện, TP .

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập huấn bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH cho lực lượng công an

Tham gia lớp tập huấn có 93 học viên đang công tác tại công an các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Đồng Nai, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, công an các thành phố, thị xã, huyện thuộc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các Học viện, Trường Công an Nhân dân và Bệnh viện 30/4.

Các học viên tham gia lớp tập huấn
Quang cảnh lớp tập huấn

Tại lớp tập huấn, các học viên được báo cáo viên Bộ Tài nguyên và Môi trường phổ biến các nội dung: Một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, liên quan đến công tác công an, các quy định về công tác đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường (yêu cầu, đối tượng, quy trình thực hiện, cơ quan thẩm định,...).

Các quy định về thu gom phân loại rác thải tại nguồn, trách nhiệm của lực lượng công an; Hướng dẫn cách triển khai các quy định về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu (thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, lồng ghép biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch); Giới thiệu một số mô hình có thể áp dụng trong các đơn vị công an góp phần tiết kiệm, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/10/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.