Thứ hai, 29/04/2024 03:42 (GMT+7)

Tp.HCM: Tạp chí Môi trường và Đô thị hỗ trợ người dân khu phong tỏa

Thanh Uyên -  Thứ ba, 24/08/2021 08:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sài Gòn bước vào những ngày căng thẳng nhất trong cuộc chiến chống chọi với dịch bệnh. Tạp chí Môi trường và Đô thị VN đã đến các khu vực bị phong tỏa để hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân.

Sài Gòn bước vào những ngày căng thẳng nhất trong cuộc chiến chống chọi với dịch bệnh. Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã nhanh chóng đến các khu vực bị phong tỏa để hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân.

Tập trung hàng về VPĐD.

Chưa bao giờ Sài Gòn hoa lệ, một trong những trung tâm tài chính - kinh tế - văn hóa lớn của đất nước lại rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay. Dịch bệnh không chỉ làm ngừng trệ mọi giao dịch, kinh doanh, sản xuất mà còn cướp đi rất nhiều sinh mạng của đồng bào. Nỗi đau bao trùm lên rất nhiều gia đình, không chỉ người ngụ cư, mà còn dân nhập cư, người từ nhiều tỉnh/thành khác đến để mưu sinh giờ không trở về quê nhà được… Biết bao nỗi đau đang từng ngày, từng ngày len lỏi vào từng khu phố, từng con hẻm. Trên khắp các ngả đường, đâu đâu cũng thấy giăng dây, hàng quán, shop đóng cửa im ỉm. Những con phố một thời náo nhiệt giờ đang lặng lẽ cầu mong cho cơn đại dịch sớm qua đi.

Dịch bệnh đã đẩy đời sống của người dân vào chỗ khó khăn đến cùng cực. Mặc dù lãnh đạo các cấp, chính quyền cơ sở đã đưa ra rất nhiều biện pháp, nhiều tỉnh/thành khác cũng vận động hỗ trợ cho người dân đang sống và làm việc tại Sài Gòn nhưng phần lớn cư dân ở các khu phong tỏa vẫn không nhận được hàng hỗ trợ. Một phần là họ không thể ra ngoài, một phần là họ ở quá sâu trong các con hẻm và lại không có tiền. Phần khác, đáng buồn hơn là do họ không đăng ký tạm trú nên chính quyền địa phương không biết họ đang tồn tại mà lâu nay chẳng có ai nhắc nhở…

Cán bộ, phóng viên phân loại, sắp xếp hàng.

Nhiều tỉnh/thành dù có quyên góp, vận động lương thực, hàng hóa đưa vào Thành phố để hỗ trợ cho người dân nhưng cách làm phiến diện, thiếu khoa học nên không hiệu quả. Rất nhiều xe chở hàng vào nhưng người dân không biết đến đâu mà nhận. Thậm chí có tỉnh/huyện chỉ phát quà cho người dân tỉnh/huyện đó chứ người khác không được nhận, và hàng hóa, đặc biệt là hàng chục tấn rau củ quả thối nát, hư hỏng phải đem vứt bỏ, làm khổ công nhân vệ sinh môi trường. Nhiều tỉnh /thành ở xa lại vận động chở rau củ vào Sài Gòn. Đi đường mất mấy ngày, xe thì kín như bưng, thời tiết nóng nực, vào đến nơi lượng rau củ còn dùng được không đến ¼. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh/huyện chuyên chở cả chục xe hàng đến thành phố, giao cho ai cũng không biết, người dân của chính tỉnh/huyện đó phải nhờ các mạnh thường quân cứu đói. Chính cách làm nặng thành tích, không khoa học này mà cho dù mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe cứu trợ đến Thành phố, người dân Sài Gòn vẫn thiếu thốn, có nơi một, hai tuần dân không có gì để ăn.

Trong thời gian dịch bệnh, những khu vực vùng xanh người dân có thể đi lại, mua sắm được thì còn đỡ, những khu vực vùng vàng hoặc vùng đỏ thì cực kỳ khó khăn. Với tinh thần tương thân, tương ái, lãnh đạo Văn phòng đại diện Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam tại Tp.HCM đã bàn bạc và thống nhất huy động toàn thể cán bộ, phóng viên trong cơ quan đi làm công tác thiện nguyện, giúp đỡ người dân, nhất là các khu vực vùng vàng và vùng đỏ. Nơi đây đa số là dân nhập cư và người các tỉnh đến mưu sinh do dịch bệnh không trở về quê được. Ròng rã hơn 02 tháng trời, với sự hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân, anh chị em phóng viên đã không quản nắng mưa, mang từng phần quà nhỏ bé trao đến tận tay của người dân, giúp họ vượt qua cơn đói. Nhiều chị em phụ nữ, người già đã không cầm được những giọt nước mắt khi nhận sự sẻ chia này.

Cho hàng lên xe vận chuyển đến các quận.

Chị Linh, đại diện cho gần 100 công nhân các tỉnh miền Tây ở khu phong tỏa của quận Bình Tân, chia sẻ: “Thật nói không hết lời cảm ơn các anh chị phóng viên vì mọi người ở đây cầm cự hơn 2 tháng rồi, ở không được, về không xong. Gia đình nào cũng mong ngóng xin quà tài trợ nhưng không biết kết nối với ai, xin ở đâu. BéPhương, đại diện chomột nhóm sinh viên đang ở trọ trong khu phong tỏa thuộc phường Thạnh Lộc, quận 12 cho biết: “Chúng cháu ở xa, đa số là người miền Trung, nhà không gi thực phẩm vào được, tiền thì không có, cũng không nhờ ai được, may mà có các cô chú đến giúp đỡ…”.

Trao hàng đến tay người dân dù mưa hay nắng.

Vậy đó, hạnh phúc nhất là mang niềm vui đến cho mọi người nên dù cực nhọc mấy cán bộ, phóng viên trong VPĐD vẫn vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vừa vui vẻ đi từng ngày để phân phát quà cho bà con. Hơn 10 tấn rau củ quả, 06 tấn gạo, 500 thùng mì gói và nhiều nhu yếu phẩm khác đã được anh chị em tỉ mỉ phân loại, sắp xếp gọn gàng vào từng bọc xốp, chia nhau vận chuyển đến các quận 12, quận 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh, thành phố Thủ Đức. Đặc biệt, một số trường hợp ở Biên Hòa, Đồng Nai, VPĐD đã chuyển tiền hỗ trợ để người dân tự mua thực phẩm vì anh chị em không thể đi trong những ngày Thành phố đang thực hiện lệnh giãn cách.

 Một số hình ảnh trong 2 tháng thiện nguyện của VPĐD Tạp chí tại Tp HCM:

Sài Gòn đã bước vào thời kỳ giãn cách dài nhất, lần thứ 7, với tinh thần ai ở đâu thì ở đó trong 02 tuần, vì vậy anh chị em phóng viên tạm dừng công tác thiện nguyện, tập trung cho chuyên môn. Hy vọng những ngày này dịch bệnh sẽ được kiềm chế, dần dần bị đẩy lùi để người dân có cuộc sống an yên, Thành phố sẽ nhanh chóng trở lại với sự phồn hoa, sầm uất như vốn có. Mong sao ngày ấy sẽ đến thật gần…

Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Tạp chí Môi trường và Đô thị hỗ trợ người dân khu phong tỏa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Thiệt hại gần 10 tỷ đồng do hạn hán
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 24/4, hạn hán đã gây thiệt hại cho tỉnh gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng.
An Giang: Điểm du lịch Cồn Én hút hồn du khách gần xa
Khu du lịch sinh thái Cồn Én rất ấn tượng, khiến các tín đồ du lịch vô cùng mong ngóng có dịp được trực tiếp trải nghiệm. Đây được kỳ vọng là điểm sáng của du lịch An Giang, hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cả khách du lịch trong nước và quốc tế.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.