Thứ hai, 29/04/2024 10:11 (GMT+7)

TP.HCM: Thông xe nút giao thông quan trọng phía Đông

MTĐT -  Thứ sáu, 08/11/2019 16:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng nay (8/11), nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM - thuộc dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 - chính thức được thông xe.

Nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ góp phần mở rộng tuyến đường giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông TP.

Hiện các hướng lưu thông đã được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM tổ chức và công bố. Ô tô được điều tiết lưu thông dưới hầm chui theo 2 chiều hướng về trung tâm TP và ngược lại. 

Nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM  thuộc dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội đã chính thức được thông xe. Ảnh NLĐ

 Theo nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), nút giao này chiều dài hơn 1,8 km, bắt đầu từ Khu Du lịch Suối Tiên (quận 9 và Thủ Đức - TP.HCM) đến khu vực cây xăng Bình Thắng (thị xã Dĩ An, Bình Dương).

“Sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục, diện tích đường sẽ được mở rộng gấp 4 lần, cùng với 2 cầu quay đầu giúp các phương tiện giao cắt khác mức sẽ giải tỏa rất tốt ùn tắc giao thông tại nút giao này" - đại diện nhà đầu tư khẳng định.

Nút giao thông này khởi công tháng 4/2016, nằm trong dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 (đoạn từ ngã 3 Trạm 2, TP.HCM - nút giao Tân Vạn, Đồng Nai). Công trình chính của nút giao gồm 1 hầm hở, 2 cầu quay đầu sang 2 đường song hành, hai cầu vượt bộ hành. Tổng cộng 14 làn xe, tăng gấp đôi so với trước. 

Ngọc Bùi

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Thông xe nút giao thông quan trọng phía Đông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.