Thứ hai, 29/04/2024 03:57 (GMT+7)

TP.HCM: Xây dựng TP xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Phan Hải – Bình An -  Thứ năm, 24/08/2023 09:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 23/8, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị chuyên đề giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” giai đoạn 2023 – 2025.

Chương trình do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Thành phố tổ chức.

Tham dự Hội nghị có ông Võ Văn Thiện, Trưởng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; bà Trần Kim Yến – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy; ông Lê Xuân Viên, Phó trưởng Ban Đô thị HĐND Thành phố; Hoa hậu Môi trường Nguyễn Thanh Hà, Đại sứ thiện chí Liên hiệp quốc cùng các nhà khoa học, các diễn giả…

tm-img-alt
Toàn cảnh Hội nghị.

Hội nghị đã thảo luận và đưa ra những giải pháp như: Truyền thông, sử dụng các phương tiện thông tin, mạng xã hội cho từng đối tượng cụ thể: Trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, hội viên, đoàn viên, người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo; áp dụng công nghệ kỹ thuật trong thu gom, quản lý, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đặc biệt là vấn đề về chất thải nhựa; sử dụng công nghệ sinh học để tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, sản xuất phân compost; áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải rắn và xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới về quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn; quy hoạch đô thị, bố trí phù hợp các điểm trung chuyển chất thải rắn, bố trí thùng rác công cộng hợp lý trên các tuyến đường, tuyến phố đông dân cư; sự nêu gương, tạo hiệu ứng thu hút tình nguyện viên, người dân tham gia vệ sinh môi trường và phát huy vai trò tự quản của người dân, thực hiện các mô hình tham gia bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng dân cư…

Theo Thượng tọa Thích Nhuận Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, thời gian qua, các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia vào các chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua nhiều hoạt động cụ thể của từng tôn giáo; vận động các chức sắc, tín đồ cam kết tham gia bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, không sử dụng vật tư, phương tiện tạo ra những sản phẩm độc hại.

tm-img-alt
Thượng tọa Thích Nhuận Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM chia sẻ tại Hội nghị.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Phước,Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Thành phố, từ năm 2021 đến nay, Thành phố đã rà soát, ghi nhận phát sinh 568 điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải, giải tỏa 505 điểm, đạt tỷ lệ 98%, trong đó chuyển hóa được 198 điểm thành khu sinh hoạt cộng đồng (công viên, vườn hoa, sân chơi thể thao…).

tm-img-alt
GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Thành phố, phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Trần Kim Yến khẳng định: “Cuộc vận động này rất hay và ý nghĩa. Mong muốn của cơ quan, đơn vị là, việc giữ gìn TP xanh sạch không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà phải huy động được mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức… cùng tham gia. Chính những hành động chung tay đó góp phần làm cho cuộc vận động mang lại hiệu quả thiết thực hơn”.

Bà Yến cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm nghiên cứu thực hiện một số nội dung như: Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác đối thoại, tuyên truyền và vận động nhân dân, người lao động, tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương, cơ quan, đơn vị với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Tổ chức tuyên truyền, vận động đến tất cả người dân, hộ gia đình, tiểu thương tại các chợ dân sinh, chủ nguồn thải giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, tăng cường sử dụng nguyên vật liệu, sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần.

tm-img-alt
Ban Tổ chức chương trình chụp hình lưu niệm cùng Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà.

“Buổi thảo luận hôm nay ngoài những nghiên cứu về khoa học, áp dụng về mặt quản lý Nhà nước, chúng ta còn thấy có những ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp giúp cho địa bàn cơ sở, tức là UBND thị xã, thị trấn thông qua đó quản lý được vấn đề rác thải trên địa bàn, giúp cho việc xử lý những điểm rác mới phát sinh nhanh chóng. Từ đó làm cho địa bàn sạch hơn và cũng góp phần khiến cho một bộ phận người dân cũng phải e ngại mỗi khi họ bỏ rác trên tuyến đường đang rất sạch” - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chia sẻ.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Xây dựng TP xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.