Thứ ba, 30/04/2024 09:14 (GMT+7)

Trái Đất đang “hì hục” hút… nước

MTĐT -  Thứ năm, 13/12/2018 16:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi các mảng kiến tạo trượt lên nhau, những phân tử nước thừa cơ di chuyển sâu vào bên trong vỏ Trái Đất. Mới đây, các nhà khoa học đã ước lượng được lượng nước “thất thoát” này.

Thông thường, nước nằm ở dạng tinh thể trong các khoáng vật và chỉ có thể đi vào vỏ Trái Đất thông qua 2 con đường, một là khi hình thành các mảng kiến tạo, hai là khi các mảng kiến tạo tác động mạnh vào nhau.

Tuy vậy các nhà khoa học cho rằng chỉ có cách thứ 2, các phân tử nước mới có thể len sâu vào lớp vỏ Trái Đất.

Trái Đất hút khoảng 3 tỉ tẻagram nước trong 1 triệu năm, theo nghiên cứu mới đây - Ảnh: Livescience.

Điều này không mới với giới địa chất học, tuy nhiên trước nay họ không hình dung được lượng nước thất thoát mỗi lần là bao nhiêu, đồng thời cơ chế hoạt động ra sao cũng chưa được nắm rõ.

Mới đây nhóm nghiên cứu từ Trạm quan trắc Trái Đất của ĐH Columbia, Mỹ vừa tìm ra một chi tiết có thể giúp sáng tỏ bí ẩn về những phân tử nước bên trong lớp vỏ Trái Đất.

Theo đó, các nhà khoa học dùng một hệ thống cảm biến động đất đặt tại trung tâm rãnh Mariana ở phía tây Thái Bình Dương - nơi sâu nhất Trái Đất, nằm ở 11km dưới mực nước biển.

Đồng thời, họ thu thập và phân tích số liệu về nhiệt độ và áp suất ở khu vực này trong một khoảng thời gian dài để đưa ra một vài kết luận.

Các mảng kiến tạo là nguyên nhân chính khiến Trái Đất hút nước - Ảnh: WORLDATLAS.

Thứ nhất, khi các mảng kiến tạo di chuyển vào nhau mà đột ngột giảm vận tốc, phân tử nước từ đại dương sẽ di chuyển vào trong đá và được giữ lại dưới dạng khoáng chất.

Thứ hai, trong khoảng 1 triệu năm, Trái Đất sẽ hút khoảng 3 tỉ teraram nước biển vào vỏ Trái Đất (1 teragram bằng 1 tỉ kilogram). Con số này lớn gấp 3 lần ước tính trước đây của các nhà khoa học.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng số lượng phân tử nước này không ở mãi bên dưới mà thường được đưa lên trở lại mặt đất thông qua các đợt núi lửa phun trào.

Hoạt động núi lửa sẽ đưa các phân tử nước trở lại mặt đất - Ảnh: USA Today.

Tuy nhiên con số 3 tỉ teraram lại là quá lớn so với lượng nước trung bình do núi lửa phun trào, đặt ra câu hỏi phải chăng nước từ đại dương đang mất đi?

Chen Cai, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng chắc chắn lượng nước đi vào bên trong lớp vỏ phải bằng lượng nước trở lại mặt đất nhờ núi lửa, nhưng cơ chế phân tử nước di chuyển bên trong Trái Đất như thế nào vẫn chưa được giải đáp.

"Cần nhiều nghiên cứu hơn để tập trung vào khía cạnh này" - Cai nói.

Theo Tuổi trẻ

Bạn đang đọc bài viết Trái Đất đang “hì hục” hút… nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.