Thứ bảy, 27/04/2024 10:19 (GMT+7)

Triển khai hỗ trợ giáo dục trẻ mầm non tại các khu công nghiệp

An Na -  Thứ tư, 31/05/2023 15:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại các khu công nghiệp”, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non dành cho nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lậP.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã phân tích những yếu tố trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Thời gian qua, trên cả nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật đối với GDMN ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN-CCN) luôn được các địa phương chú trọng. Hầu hết các cơ sở GDMN ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình GDMN.

Hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại các khu công nghiệp ảnh 1

Các cấp quản lý GDMN luôn chú trọng chặt chẽ công tác chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nhất là đối với các cơ sở GDMN độc lập tư thục. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giám sát việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở GDMN được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp - cụm công nghiệp cũng dẫn tới nhiều vấn đề khó khăn cho giáo dục, áp lực nhiều nhất là mầm non.

Hệ thống trường lớp không đáp ứng đủ yêu cầu, tình trạng thiếu giáo viên và thu nhập thấp dẫn đến việc khó thu hút nguồn nhân lực vào ngành mầm non. Vấn đề đặt ra là trong hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ an toàn, chất lượng. Đây là điều không chỉ ngành GD&ĐT mà chính quyền các cấp luôn trăn trở.

Hội thảo tham vấn Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non dành cho nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập”, không nằm ngoài mục đích bàn bạc các giải pháp tháo gỡ trên. Một số điểm nổi bật được các tỉnh/thành phố ghi nhận đối với Tài liệu, để giúp cán bộ quản lý giáo dục, lãnh đạo các nhà trường và giáo viên hiểu rõ:

Tài liệu xây dựng theo hướng tiếp cận thực hành trải nghiệm dễ hiểu, dễ vận dụng, hạn chế việc trình bày lý thuyết hàn lâm, nhằm hỗ trợ cho giáo viên ở các vùng miền trên cả nước dễ dàng áp dụng vào thực tiễn tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT quy định.

Tài liệu xây dựng theo hướng tích hợp, đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non; nhấn mạnh đến những vấn đề đảm bảo an toàn, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân trẻ. Hướng dẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của các nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập trên phạm vi cả nước; phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên phạm vi cả nước.

Theo đại diện Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT, để triển khai thực hiện Kế hoạch số 695/KH-BGDĐT ngày 27/4/2023 và việc triển khai Chương trình “Hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại các khu công nghiệp”, Tài liệu dự kiến sẽ được hoàn thiện và triển khai tập huấn tại một số tỉnh/thành phố trong năm học 2023-2024.

“Tài liệu được xây dựng nhằm hỗ trợ giáo viên tại các nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập trên phạm vi cả nước những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại địa phương, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em” - Bà Hoàng Thị Dinh, Phó Vụ trưởng Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT.

Bạn đang đọc bài viết Triển khai hỗ trợ giáo dục trẻ mầm non tại các khu công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề