Chủ nhật, 28/04/2024 08:38 (GMT+7)

Trường hợp nào không nên uống nhiều nước?

MTĐT -  Thứ tư, 09/02/2022 16:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Uống nhiều nước trong những trường hợp dưới đây không những không có lợi cho sức khỏe mà còn đang "nuôi bệnh".

Những người nào không nên uống quá nhiều nước?

1. Người ngồi một chỗ quá lâu

Hiện tại, nhiều người làm ở văn phòng ngồi một chỗ quá lâu và không tập luyện thể thao. Điều đó sẽ dẫn tới nguy cơ sưng phù chân, giãn tĩnh mạch chân, nặng hơn là tụ huyết khối.

Bởi vậy, nếu bạn ngồi nhiều, uống lượng nước lớn sẽ khiến máu lưu thông chậm, khiến cho chi dưới bị sưng, đau. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi nhiều, uống ít nước, máu sẽ tăng độ nhớt và bạn có nguy cơ bị sỏi.

Cách tốt nhất là bạn hãy chịu khó vận động, đứng dậy đi lại thường xuyên và uống nước trong khi tập luyện.

2. Ra nhiều mồ hôi

Khi toát mồ hôi, cơ thể mất nước và chất điện giải. Nếu bạn uống quá nhiều nước cùng lúc với mong muốn bù lại, sẽ dẫn tới nhịp tim đập nhanh, chóng mặt và mệt mỏi. Điều đó khiến bạn bị sốc, nồng độ natri trong máu giảm, một số cơ quan trong cơ thể bị suy kiệt.

Trong trường hợp này, bạn nên bổ sung nước có khoáng chất.

tm-img-alt

3. Suy thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc. Một lượng chất thải cần được thận xử lý để bài tiết ra bên ngoài dưới dạng nước tiểu. Bởi vậy, bác sĩ thường gợi ý những người khỏe mạnh uống nhiều nước để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Tuy nhiên, với những người yếu thận, giải pháp này không thích hợp. Bởi chức năng thận suy giảm nên khả năng trao đổi chất cũng kém hơn. Uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ tăng gánh nặng lên thận và làm tình hình xấu đi.

4. Tim có vấn đề

Nếu một người bị bệnh tim, lượng nước hấp thụ vào quá nhiều sẽ tăng áp lực lên phổi, gây ra tình trạng khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nghẹt thở hoặc suy tim, nguy hiểm tới tính mạng.

5. Bệnh gan

Nếu bạn đang bị các bệnh như xơ gan, chai gan, bạn cần kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày. Khi bạn nạp quá nhiều nước vào người, sẽ khiến cho bụng tích tụ nhiều dịch, gây ra tình trạng tuần hoàn dịch bị rối loạn.

6. Đường huyết cao

Việc uống nước nhiều không có tác dụng hạ thấp chỉ số đường huyết. Ngoài ra, thói quen này còn khiến cơ thể thêm gánh nặng và gây ra tình trạng phù.

Bởi vậy, uống nhiều nước nhìn chung đem lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Bạn cũng cần cẩn trọng với việc uống nước nóng, nhiệt độ tốt nhất nên từ 35 tới 40 độ C. Nếu nước quá nóng có thể ảnh hưởng tới khoang miệng và niêm mạc dạ dày.

Uống quá nhiều nước tại sao lại không tốt?

1. Ảnh hưởng đến độ axit của dịch dạ dày

Nếu uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm loãng dịch dạ dày, khiến cho độ axit trong dịch bị giảm( tăng giá trị pH). Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước sẽ khiến hiệu quả diệt khuẩn của dịch dạ dày giảm, khả năng tiêu hoá thức ăn cũng kém đi.

2. Tăng áp lực lên hệ thống tim mạch

Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu của cơ thể, điều này sẽ làm tăng tải trọng lên tim và mạch máu. Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì sẽ tăng nguy cơ bị suy tim. Do vậy, những người mắc bệnh về tim mạch uống quá nhiều nước sẽ rất nguy hiểm.

3. Tăng gánh nặng cho thận

Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng lưu lượng máu, tốc độ lọc tăng lên dẫn đến áp lực lên ống thận tăng. Lượng nước hấp thụ tăng lên thì sẽ đi tiểu nhiều, từ đó tăng gánh nặng cho thận.

4. Ngộ độc nước cũng có thể xảy ra

Trong một thời gian ngắn uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến giảm khả năng thẩm thấu huyết tương và tăng thể tích máu lưu thông, khiến một lượng nước bị giữ lại trong cơ thể và gây nên tình trạng ngộ độc nước.

Về lâm sàng, ngộ độc nước có thể chia làm mãn tính và cấp tính. Biểu hiện của bệnh mãn tính là cân nặng tăng, da nhợt nhạt và ẩm, xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hoặc tiêu hoá không tốt, cũng có các triệu chứng về thần kinh như nhức đầu, mê sảng. Ở mức độ nhẹ thì chỉ cần dừng hoặc giảm lượng nước đưa vào cơ thể là có thể dừng các tình trạng trên.

Ngộ độc nước cấp tính do phát bệnh đột ngột, dịch nội và ngoại bào tăng, gây nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương. Bởi vì các tế bào não bị phù trướng sẽ phá huỷ sự ổn định của màng tế bào, người bệnh sẽ bởi vì các tế bào bị phù nề mô não mà sẽ có triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, có cảm giác ghê nơi cổ họng, mất trí nhớ hoặc trí nhớ kém.

Trường hợp nặng hơn có thể gây đần độn, ảnh hưởng đến nhận thức, hoảng hốt, hôn mê, hoặc có thể dẫn đến động kinh. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn lên hệ thần kinh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong./.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trường hợp nào không nên uống nhiều nước?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề