Thứ hai, 29/04/2024 09:17 (GMT+7)

Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang

Diệp Anh -  Thứ sáu, 01/12/2017 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 30/11, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang phối hợp với TT Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức hội thảo: “Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn Miếu-Quốc Tử Giám".

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và quản lý văn hóa, giáo dục...Ông Hà Văn Núi, nguyên Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng hương Bắc Giang và PGS.TS Đỗ Minh Cương, Phó Chủ tịch Hội Các nhà khoa học Bắc Giang tại Hà Nội đã đến tham dự.

Đã có 22  bài tham luận tại hội thảo tập trung làm nổi bật truyền thống hiếu học của tỉnh, công lao, đóng góp của các nhà khoa bảng Bắc Giang đối với quê hương, đất nước trên nhiều phương diện: chính trị, văn hoá, ngoại giao, quân sự, giáo dục. Trong thời phong kiến, Bắc Giang có 58 người đỗ đại khoa (các kỳ thi Hội, thi Đình) gồm: 4 người đỗ Đình nguyên, 2 Trạng nguyên, 1 Bảng nhãn, 3 Thám hoa, còn lại đỗ Đệ nhị giáp, Đệ tam giáp Tiến sĩ. Trong đó 19 người được khắc tên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Họ là tấm gương sáng cho truyền thống hiếu học. Đặc biệt, tỉnh có 15 người được cử làm Thượng thư, tiêu biểu như Tiến sĩ Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng khắc trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia..."

Một số tham luận đã đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống khoa bảng của tỉnh như: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, đa dạng hóa các hoạt động tại những di tích về nho học trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút công chúng tìm hiểu, nghiên cứu, tạo động lực thúc đẩy tinh thần hiếu học. Đồng thời, cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống nho học, khoa bảng của tỉnh. Thường xuyên tuyên truyền, vận động các dòng họ, địa phương chăm lo xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, nhất là ở các gia đình, dòng họ, khu dân cư. Định kỳ hằng năm các cấp, ngành, đoàn thể tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng kịp thời học sinh đạt giải cao qua các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó tại vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.

Trong số 22 bài tham luận, TS.Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tổng thư ký Hội đồng hương Bắc Giang tại Hà Nội đã có bài giới thiệu về sự thành đạt của những người con Bắc Giang tại Hà Nội với công tác khuyến học, khuyến tài đối với quê hương.
Bạn đang đọc bài viết Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.