Thứ bảy, 27/04/2024 15:45 (GMT+7)

UBND huyện Hoài Ân đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định?

Nhóm PV -  Thứ ba, 26/03/2024 22:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù, thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định và được cấp phép khai thác cát, nhưng hơn một năm trôi qua, doanh nghiệp không thể đi vào hoạt động, gây tổn thất, thiệt hại…

UBND huyện Hoài Ân đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh?

Ngày 9/1/2024, UBND tỉnh Bình Định có Văn bản số: 205/UBND-KT về việc xem xét, giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Thương Tín (có trụ sở tại TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) về việc yêu cầu xử lý hành vi các đối tượng cản trở khai thác cát trên sông Kim Sơn (thuộc xóm 3, thôn Phú Hữu, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo UBND huyện Hoài Ân chỉ đạo kiểm tra các nội dung liên quan đã nêu trong Đơn báo cáo và yêu cầu xử lý hành vi các đối tượng cản trở việc khai thác cát, chủ động giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Thương Tín (Công ty Thương Tín) theo quy định; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh Bình Định trong tháng 1/2024.

tm-img-alt
Giấy phép khai thác được 2 năm nhưng hơn năm nay công ty vẫn không thể khai thác vì phản đối của người dân nơi đây. 

Ngày 17/1/2024, UNND huyện Hoài Ân có Văn bản số: 77/UBND-TD do ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân ký về việc xử lý hành vi cản trở khai thác cát của Công ty Thương Tín. Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân đã giao cho Công an huyện Hoài Ân chủ trì, phối hợp với Phòng TN-MT huyện Hoài Ân, các ngành liên quan và UBND xã Ân Tường Tây kiểm tra, đề xuất UBND huyện chỉ đạo giải quyết.

Được biết, Công ty Thương Tín, UBND tinh Công ty TNHH Thương mại DVTH Thương Tín được UBND tỉnh Bình Định cấp phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường (cát xây) bằng phương pháp lộ thiên tại sông Kim Sơn (xã Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) theo Giấy phép số 172:GP-UBND ngày 26/12/2022.

tm-img-alt
tm-img-alt
Công trình bổ trợ cũng đã hoàn thiện nhưng vẫn nằm chờ chính quyền nơi đây xử lý dứt điểm để tiến hành khai thác. 

Trao đổi với lãnh đạo Công ty Thương Tín, năm 2023, Công ty tổ chức triển khai các hạng mục phụ trợ như lán trại, lắp trạm cân, camera, làm đường công vụ... để phục vụ cho việc khai thác cát theo Giấy phép số: 172/GP-UBND của UBND tỉnh Bình Định, nhưng bị một số người dân cản trở. Do đó, Công ty tạm dừng theo qui định.

Đến ngày 03/01/2023, Công ty Thương Tín tiếp tục triển khai lắp đặt trạm cân, lán trại, làm đường... thì lại bị một số người dân ngăn cản, không cho thi công các hạng mục để khai thác cát.

“Do thời gian khai thác cát theo giấy phép không còn nhiều, Công ty Thương Tín đã nhiều lần làm đơn báo cáo và yêu cầu xử lý hành vi cản trở việc khai thác cát của một số đối tượng theo qui định của pháp luật, nhưng đến nay vẫn không được xử lý triệt để…”, lãnh đạo công ty cho biết thêm.

Mặc dù văn bản chỉ đạo đã rõ ràng tuy nhiên những ngày sau đó một số đối tượng lại cản trở việc công ty làm được vào để  khai thác.

Tiếp đó, ngày 08/03/2024 UBND tỉnh Bình Định có văn bản số 1636/UBND-KT  xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 668/STNMT- TNKS ngày 05/03/2024 và đề nghị của Công ty TNHH Thương mại DVTH Thương Tín tại Đơn báo cáo và yêu cầu xử lý hành vi các đối tượng cản trở việc khai thác cát (đề ngày 03/01/2024).

tm-img-alt
Văn bản chỉ đạo là vậy nhưng đến nay Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định vẫn chưa nhận được văn bản nào của UBND huyện Hoài Ân. 

Tại văn bản này, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo UBND huyện Hoài Ân chỉ đạo kiểm tra các nội dung liên quan đã nêu tại Đơn báo cáo về các đối tượng cản trở việc khai thác cát nêu trên của Công ty TNHH Thương mại DVTH Thương Tín chủ động giải quyết kiến nghị của Doanh nghiệp theo quy định (nội dung này UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 205/UBND-KT ngày 09/01/2024); báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 20/3/2024.

Văn bản cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, tổng hợp nội dung nêu trên, báo cáo đề xuất UBND tỉnh trước ngày 25/3/2024.

Tuy nhiên, đến nay phía UBND huyện Hoài Ân vẫn chưa có văn bản gửi lên Sở TN&MT tỉnh Bình Định để làm báo cáo UBND tỉnh.

Về vấn đề này sáng 26/3, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ông Trần Đình Chương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định cho biết: “Về việc Công ty TNHH Thương Mai Dịch vụ Thương Tín bị các đối tượng cản trở việc khai thác cát thì UBND huyện Hoài Ân trực tiếp kiểm tra, xử lý và báo cáo lên Sở để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản nào của UBND huyện Hoài Ân gửi lên. Về việc huyện Hoài Ân không gửi báo cáo sự việc lên chúng tôi cũng đã báo cáo bằng văn bản cho UBND tỉnh….”.

Về phía UBND huyện Hoài Ân, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã nhiều lần liên hệ với đồng chí Chủ tịch huyện và Phó chủ tịch huyện nhưng đều không được hồi đáp. Còn phía lãnh đạo xã Ân Tường Tây thì khi PV liên hệ làm việc đồng chí Chủ tịch xã đã trả lời qua loa là "phía huyện đang xử lý" rồi sau đó im hơi khi PV liên lạc lại. 

tm-img-alt
Mực dù nhiều lần bị cơ quan chức năng tháo dỡ nhưng một số đối tượng nơi đây vẫn dựng lại lều ngăn cản việc khai thác. 

Trong những năm qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước cần được vận hành thông suốt từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương như lời Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cải cách hành chính được Đảng ta coi là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thông suốt, quyết tâm hành động từ Trung ương xuống địa phương, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Với những nỗ lực vì một Chính phủ đổi mới là vậy, tuy nhiên tại tỉnh Bình Định, Chủ tịch tỉnh đã rất nhiều lần chỉ đạo, kiểm tra, xử lý những bất cập, tồn đọng xảy ra, đang hình thành “điểm nóng” về ANTT tại địa phương, nhưng UBND huyện Hoài Ân rất chậm trễ xử lý theo chỉ đạo của người đứng đầu chính quyền tỉnh Bình Định.

Đừng để trở thành “điểm nóng” về ANTT!

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện Hoài Ân hiện có 8 mỏ cát được các Công ty đấu giá thành công và đang trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, trong 8 mỏ cát này thì đã có đến 3 mỏ cát phải chịu cảnh “trúng thầu nhưng không được khai thác” vì sự cản trở của người dân và đang trở thành “điểm nóng” về mất ANTT tại địa phương.

Đáng chú ý, “điểm nóng” này được xác định do một nhóm đối tượng thường tổ chức đông người, có dấu hiệu xúi giục, lôi kéo, kích động người dân cản trở việc khai thác cát trên sông Kim Sơn (thuộc xóm 3, thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) – vị trí điểm mỏ được cấp phép của Công ty Thương Tín.

tm-img-alt
Cứ mỗi lần đưa máy vào là lại bị cả trở mà không được chính quyền nơi đây xử lý triệt để. 

Theo ông Nguyễn Thiện Sinh - Phó Giám đốc Công ty Thương Tín cho biết: “Sau khi Công ty Thương Tín trúng đấu giá, thì các ban, ngành như: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan, ban, ngành cũng đã khảo sát và đánh giá tác động môi trường, kết quả là Công ty được quyền khai thác cát tại khu sông Kim Sơn. Từ khi được cấp phép đến giờ, Công ty đã triển khai các hạng mục bổ trợ, làm trạm cân, đường đấu nối vào trong mỏ cát, nhưng đều bị bà con ở xóm 3, thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tường Tây ngăn cản rất nhiều lần trong khi làm đường công vụ.

Mới nhất là ngày 12 và 13/3/2024, khi nhân viên công ty di chuyển máy đào xuống vị trí công vụ để tiếp tục thi công lắp đường tại vị trí dự án được cấp phép khai thác cát thì tiếp tục bị người dân có hành vi cản trở, lôi kéo nhiều người khác đến ngăn cản hoạt động hợp pháp của Công ty Thương Tín. Sự việc gây mất ANTT tại địa phương kéo dài suốt hơn 1 năm qua, nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết dứt điểm.

Không những vậy, trong quá trình thi công các hạng mục bổ trợ cho việc khai thác liên tục, công ty đã bị người dân nơi đây có hành vi cản trở, gây rối, hủy hoại tài sản, mất trộm tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể, khi Công ty Thương Tín lắp đặt camera tại điểm khai thác thì không lâu sau cũng bị lấy mất.

Hay như hồi đầu tháng 3/2024, Công ty Thương Tín tiếp thực hiện công việc san lấp, đắp đường thì liên tục bị người dân nơi đây cản trở. Cụ thể, vào ngày 4/3/2024, Công ty di chuyển máy đào xuống khu vực thi công đường công vụ đang dang dở để tiếp tục công việc. Khi xe máy đào của Công ty vừa đến thì lập tức có khoảng hơn 10 người cả nam và nữ chạy ra ngăn cản, gây rối, quyết không cho máy đào làm việc và đã dùng máy điện thoại di động quay hình ảnh phát trực tiếp lên mạng xã hội Facebook có tên là “Em Nguyên” để kêu gọi mọi người tham gia cùng và có những lời lẽ sai sự thật, rất phản cảm đối với Công ty.

tm-img-alt
Sự việc hủy hoại tài sản có thể khởi tố vụ án hình sự nhưng đến nay vẫn nằm im. 

“Những người này có thái độ rất hung dữ, đe dọa đòi đánh, đòi chém tài xế vận hành xe máy đào của Công ty. Tài xế vận hành sợ quá nên bỏ chạy về văn phòng quản lý mỏ cát của Công ty”, ông Nguyễn Thiện Sinh - Phó Giám đốc Công ty Thương Tín kể lại.

Cũng theo ông Nguyễn Thiện Sinh, sự việc này không dừng lại ở đó, đến buổi chiều cùng ngày, tất cả cán bộ quản lý và nhân viên tại mỏ cát của Công ty xuống bãi để tổ chức tiếp tục công việc thi công đắp đường công vụ. Vào thời điểm này, lại có khoảng gần 20 người cả nam và nữ lao ra tấn công, đe dọa, sử dụng điện thoại di động quay hình ảnh phát trực tiếp lên mạng xã hội Facebook có tên là “Nguyễn Tám”, quyết không cho công ty thực hiện công việc. Hành động của những người này rất hung hăng và đã có xảy ra xô xát.

“Anh H. là nhân viên Công ty bị một người đàn ông mặc áo thun màu trắng, quần màu xanh đen, đội mũ có phần phía trước màu trắng dùng chân đạp ngã xuống sông (chúng tôi có ghi lại tất cả hình ảnh). Tình hình lúc này quá phức tạp, một số người có cả nam và nữ cứ lao vào xe máy đào của công ty, xỉ vả, đe dọa tài xế vận hành. Nhằm tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, tất cả chúng tôi đành phải cho xe máy đào về tại khu vực văn phòng mỏ cát của Công ty”, ông Sinh nói thêm.

Đại diện Công ty Thương Tín cho biết, kể từ khi có giấy phép khai thác khoáng sản đến nay, công ty vẫn “nằm im”, không thể hoạt động. Mặc dù, doanh nghiệp đã rất nhiều có đơn báo cáo, kiến nghị gửi đến Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Sở TN&MT tỉnh Bình Định, UBND huyện Hoài Ân, Công an huyện Hoài Ân, UBND xã Ân Tường Tây… để có biện pháp xử lý dứt điểm, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, nhưng sự việc ngày càng leo thang, phức tạp.

tm-img-alt
Hi vọng chính quyền nơi đây đừng để sự việc này thành "điểm nóng" về ANTT. 

“Người dân ngày càng xem thường pháp luật, cơ quan nhà nước quản lý địa phương quá chậm can thiệp giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc có động thái bảo vệ lợi ích và hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp. Thậm chí, hành vi của nhóm người dân đập phá tấm kính chắn gió phía trước xe máy đào (nhãn hiệu HITACHI ZAXIS 270, sản xuất năm 2001) của công ty tại công trường được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Ân định giá tài sản hơn 5,7 triệu đồng (theo Thông báo số: 288/TB-ĐTTH ngày 11/3/2024 do Thượng tá Lê Hồng Ánh Dương, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Ân ký), nhưng đến nay vẫn nằm trên giấy.

Rõ ràng, đây là hành vi có dấu hiệu hình sự về tội hủy hoại tài sản, nhưng không hiểu tại sao Công an huyện Hoài Ân lại không khởi tố vụ án hình sự này để điều tra, bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp?” đại diện Công ty Thương Tín bức xúc nói.

Với việc thực thi pháp luật thiếu quyết liệt, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cùng các các biện pháp răn đe đủ mạnh, kịp thời của Công an huyện Hoài Ân thì có lẽ tại khu vực xóm 3, thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) dù đang trở thành “nóng” rồi thì thời gian tới rất sẽ là “điểm nóng” phức tạp hơn về ANTT tại địa phương.

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết UBND huyện Hoài Ân đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề