Chủ nhật, 28/04/2024 14:12 (GMT+7)

Vài suy nghĩ về Văn hoá Giao thông

Đỗ Nguyên Thảo -  Thứ tư, 04/11/2020 08:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chuyện kẹt xe hay trễ giờ làm, bệnh nhân không cứu chữa kịp thời... không chỉ do những con đường chưa được mở rộng, phương tiện gặp sự cố mà cái chính là ý thức của người tham gia giao thông chưa ổn!

Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, hơn 9 tháng qua oằn mình vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19. Tuy vậy, lãnh đạo thành phố với những chủ trương mới gần đây, cũng như bao dự án ấp ủ về phát triển, mở rộng giao thông đô thị nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại. 

Một con đường đang duy tu và dòng người di chuyển không nhường đường cho phương tiện giao thông chiều ngược lại tại TPHCM 

Văn hoá giao thông-nét đẹp văn hoácủaquốc gia. Nét đẹp văn hoá giao thông có thể là một phần nhỏ trong bức tranh lớn đẹp, mô tả văn hoá một quốc gia, một dân tộc, một vùng miền, là sự thể hiện giá trị bản sắc văn hoá dân tộc trong việc thực hiện và  phát triển nếp sống văn minh và hiện đại, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ một cách hoàn hảo hơn, tốt đẹp hơn.

 Có câu, “ Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp cho mình”. Với góc nhìn tương tự, việc đẹp hay xấu, được hay mất, có hay không việc đánh giá từ một góc nhìn nào đó về vấn đề văn hoá giao thông của một chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này, một chính trị gia hay bạn bè khắp năm châu nhìn về nét đẹp văn hoá của giao thông đô thị của thành phố- tất cả đều phụ thuộc vào chính mỗi con người sống trong lòng xã hội,  nét đẹp văn hoá đẹp hay xấu là do chính mình tạo nên.

 Văn hóa nhường nhịn. Một bức ảnh chụp cho thấy, người ta sẵn sàng vượt lên, khi đằng kia, hướng ngược chiều, nhiều phương tiện đang tìm mọi cách để di chuyển, khiến kẹt càng thêm kẹt. Dù biết rằng ai cũng cần sớm về nhà, cần đón con ở trường, cần giao dịch, kịp giờ một buổi tiệc…Nhưng thiết nghĩ, mỗi chúng ta cứ chèn nhau, vượt lên bằng xe máy, cả xe hơi, xe tải trong bất chấp, ai cũng đòi đi trước, sao mỗi chúng ta không chịu nhường nhau một lối đi, một vạch xe, một vài giây để rồi ta không trễ nhiều phút, nhiều giờ, tạo nên bức tranh giao thông đầy hỗn độn phức tạp. 

 Một chiếc xe tải cố tình di chuyển vào dòng xe đang kẹt đang không di chuyển được 

Một đoạn clip tư liệu của TC Môi trường và Đô thị Việt Nam cho thấy, trên một đoạn đường cả 2 chiều đang kẹt, các phương tiện giao thông không thể nào di chuyển được. Ấy vậy, một vài bác tài xe tải vẫn điều khiển xe vượt lên theo hướng vuông góc với tuyến đường để hoà vào dòng người và phương tiện đang không di chuyển được, trong khi lẽ ra bác tài nên dừng lại, nhường cho dòng xe đi qua, vì dù có hoà vào bác tài vẫn không di chuyển được.

Chuyện dài phóng nhanh, vượt ẩu. Và rồi sự vượt lên ấy cũng chẳng di chuyển được, nhưng họ cứ vượt lên, đứng chờ thay vì chạy xếp hàng theo thứ tự trước sau theo làn đường quy định. Nhiều khi trời nắng, trời mưa nhiều em bé, học sinh tiểu học, được bố mẹ đưa đón trên xe phải đúng đợi, hứng nắng trưa hè cháy bỏng, dưới mưa giông ướt sủng.

Nhiều lần người viết chứng kiến người tham gia giao thông khạc nhổ bừa bãi tự nhiên trên đường, trên nhiều tuyến quốc lộ, hướng gió bật lại làm dính vào người phía sau, chỉ còn biết dở khóc dở cười, cả bịch rác và chai nước thừa, bịch chứa tàn dư ôi ói được ném ra từ cửa ô tô, muốn ô tô sạch, giải quyết sự thoải mái cá nhân còn rác và sự hôi thối kia được ném ra ngoài bất chấp làm ảnh hưởng môi trường chung quanh.

Mỗi ngườilà mảnh ghép văn hóa. Văn hóa xin lỗi được áp dụng mọi lúc mọi nơi trong đời sống xã hội. Kết quả của lời xin lỗi, sự nhường nhau bao giờ cũng có một kết quả tốt đẹp. Văn hoá xin lỗi khi tham gia giao thông từ đó cũng trở nên kì diệu tuyệt vời, sẽ không có chuyện gây gổ đánh nhau giữa đường, văn hoá nhường đường không gây ra nhiều hệ luỵ khác trong đô thị...nếu mỗi chúng ta vượt lên cái tôi, cái nóng, cái vội vã “ đi sau và về trước” của chính chúng ta.                                                                                      

Bạn đang đọc bài viết Vài suy nghĩ về Văn hoá Giao thông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau