Thứ bảy, 27/04/2024 16:26 (GMT+7)

Vải thiều Thanh Hà năm 2023 ước đạt từ 65.000-67.000 tấn

Văn Cương -  Thứ tư, 14/06/2023 15:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

​​Theo Sở Công thương tỉnh Hải Dương, huyện Thanh Hà có 3.265ha vải thiều; trong đó 1.700ha vải sớm. Toàn huyện có khoảng 500ha vải đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP; trong đó có 400ha VietGAP và 50ha GlobalGAP còn hiệu lực.

Trái vải thiều Hải Dương sẵn sàng “xuất ngoại”
Vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang các thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia..

Năm 2023, dự kiến tiếp tục sản xuất và chứng nhận đạt chuẩn GAP khoảng 200ha. Sản lượng trái vải thiều Thanh Hà năm nay đạt từ 65.000-67.000 tấn Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia... và dần chinh phục được thị hiếu của người tiêu dùng các quốc gia này với sản lượng xuất khẩu tăng dần theo từng năm.

Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng phòng Quản lý thương mại - Sở Công thương Hải Dương chia sẻ, với sản lượng như vậy, đơn vị này đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo từng loại và từng mùa vụ.

Với cây vải thiều, cuối tháng 4 vừa qua, Hải Dương đã tổ chức hội nghị kết nối giao thương vải thiều để mời các địa phương, doanh nghiệp, bộ, ngành đến địa phương, tạo sự kết nối từ rất sớm. Dự báo, năm nay, tháng 6, vải sẽ chín. Tiếp sau đó, Sở Công thương sẽ phối hợp Cục Xúc tiến thương mại để tổ chức hội nghị trực tuyến với 4 tỉnh, thành phố khác và cùng Bộ Công thương và các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu nông sản Hải Dương đến các quốc gia, các khách hàng để hỗ trợ tiêu thụ, không chỉ trong nước mà cả xuất khẩu. “Đối với trái vải thiều, hằng năm, chúng tôi xuất khẩu khoảng 20-30%, thị trường chính là Trung Quốc. Bên cạnh đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Đông…", ông Nguyễn Văn Quang chia sẻ.

Để xuất khẩu thuận lợi, ngành nông nghiệp Hải Dương đã chủ động phối hợp đơn vị liên quan cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 199 mã số vùng trồng vải được cấp với tổng diện tích 1.119ha. Sở cũng đang đề nghị Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp 5 mã số vùng trồng vải sang thị trường Trung Quốc. Toàn tỉnh đã có 21 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Thái Lan.

Sở Công thương Hải Dương đang đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mới 3 mã số cơ sở đóng gói vải xuất khẩu sang Trung Quốc với công suất 500 tấn/ngày. Riêng Thanh Hà có 45 vùng sản xuất vải đã được cấp 168 mã số vùng trồng xuất khẩu.

Huyện Thanh Hà cũng đang hoàn thiện các quy định để duy trì 11 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp và đăng ký cấp mới 3 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công thương), Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của quả vải Việt Nam. Năm nay, việc xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc có nhiều thách thức do thị trường này có những yêu cầu mới với nông sản nhập khẩu. Trung Quốc là thị trường tiêu chuẩn cao, khắt khe, nên các địa phương cần làm tốt hơn nữa việc tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng.

Theo ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ameii Việt Nam, doanh nghiệp luôn chú trọng giá trị về mặt văn hóa của quả vải thiều Thanh Hà trong quá trình xúc tiến thương mại, giới thiệu đến người tiêu dùng quốc tế.​

Mặc dù có thành công nhưng mỗi mùa thu hoạch vải, doanh nghiệp không tránh khỏi lo lắng. Là cầu nối giữa sản phẩm trong nước và thị trường nước ngoài, doanh nghiệp mong muốn người trồng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, bảo đảm các tiêu chí của thị trường xuất khẩu cao cấp, để thông qua quả vải nâng cao thương hiệu của nông sản Việt Nam.

Năm nay, chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải sang thị trường cao cấp, doanh nghiệp này đã đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sơ chế, đóng gói. ​Bên cạnh những đối tác tiêu thụ ở niên vụ trước tiếp tục đặt hàng số lượng lớn, doanh nghiệp cũng kỳ vọng niên vụ vải năm nay sẽ mở rộng được thị trường mới, gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Bạn đang đọc bài viết Vải thiều Thanh Hà năm 2023 ước đạt từ 65.000-67.000 tấn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề