Thứ tư, 15/01/2025 08:20 (GMT+7)

Vai trò của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982

TS.LS Đồng Xuân Thụ -  Thứ sáu, 10/02/2023 08:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một công ước tiến bộ thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Sau Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Bốn thập kỷ từ khi ra đời (1982-2022), UNCLOS vẫn giữ vẹn nguyên giá trị và được coi là Hiến pháp của Đại dương.

tm-img-alt
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ra đời đánh dấu sự hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. (Nguồn: Maritime Issues).

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một công ước tiến bộ thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi phải tham gia cả gói (package deal) theo nguyên tắc “nhất trí” (consensus). Nếu phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.

Công ước được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỷ XX và Công ước đã tạo ra một trật tự pháp lý mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi.

Ngay sau Lễ ký kết, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đã đánh giá “Công ước là văn bản pháp lý có ý nghĩa nhất của thế kỷ này”, còn Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp quốc lần thứ III về Luật Biển, ông Tommy TB Koh, gọi Công ước là “Bản Hiến pháp cho Đại dương”.

Bạn đang đọc bài viết Vai trò của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 3)
Ngày 24/7/2024, UBND xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã có thông báo số 54/TB-UBND về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Dương Xuân Hoàn và bà Nguyễn Thị Bích Thuận sử dụng đất tại thôn Dinh Thắm, xã Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang.
Thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 2)
Ngày 24/7/2024, UBND xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã có thông báo số 54/TB-UBND về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Dương Xuân Hoàn và bà Nguyễn Thị Bích Thuận sử dụng đất tại thôn Dinh Thắm, xã Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang.
Thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 1)
Ngày 24/7/2024, UBND xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã có thông báo số 54/TB-UBND về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Dương Xuân Hoàn và bà Nguyễn Thị Bích Thuận sử dụng đất tại thôn Dinh Thắm, xã Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang.
Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa

Tin mới