Thứ hai, 29/04/2024 05:18 (GMT+7)

Văn hóa chúc Tết

TS.LS Đồng Xuân Thụ -  Thứ ba, 27/12/2022 15:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tết đến, xuân về, ai nấy đều chộn rộn nhiều cảm xúc mới khiến con người ta trở nên rộng mở, nhân ái và muốn gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp, mong nỏi cho nhau gặp được nhiều điều may mắn.

Chúc Tết đã trở thành một tập tục tốt đẹp của người Việt Nam ta từ bao đời nay. Vậy nên lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cứ đến phút giao thừa là lại chúc Tết toàn thể đồng bào qua làn sóng đài phát thanh. Những năm kháng chiến chống Mỹ, Bác thường chúc Tết bằng bài thơ ngắn gọn.

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng lợi tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua thắng giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta”

hoặc:

“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến ắt càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên chiến sỹ, đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”.

Đón chờ giây phút thiêng liêng hàng năm này đã là thói quen của chúng ta khi Bác còn sống. Từ khi Bác qua đời, đến giao thừa, các vị Chủ tịch nước cũng duy trì nếp này, gửi đến đồng bào và chiến sỹ cả nước những lời chúc ân cần, tốt đẹp nhất.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Chúc Tết bao gồm hai nội dung: Chúc những gì và chúc thế nào? Khía cạnh thứ nhất – chúc gì – là điều người chúc muốn đối tượng có được trong năm mới. Còn khía cạnh thứ ai – chúc thế nào - là cách họ thể hiện những lời chúc trước đối tượng.

Thường thì người ta hay chúc nhau những điều thiết thực liên quan đến cuộc sống mỗi con người: Sức khỏe (với người có tuổi thì chúc “bách niên giai lão”), làm ăn phát đạt “nhất bản vạn lợi”(một vốn, vạn lãi), phát tài phát lộc, cầu được ước thấy.

Hiện nay, một câu chúc phổ biến nhất ở mọi nơi, thậm chí là mọi lúc chứ không chỉ dịp Tết là An khang- thịnh vượng. Bốn tiếng này xuất hiện trên những tờ thiệp chúc mừng năm mới đã đành, còn là câu cửa miệng của bất cứ ai khi gặp đối tượng cần chúc.

Đó là những lời chúc mang tính đại trà, xã giao người ta không thể không sử dụng ở một không khí nào đó. Tuy nhiên, những người có văn hóa, lịch thiệp, tinh tế sẽ biết lựa chọn những lời chúc phù hợp nhất giành cho đối tượng mà không chúc chung chung “an khang- thịnh vượng” như đã nói.

Ví dụ: Chúc một học sinh đang học lớp 12 học tốt, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp mùa hè tới và vào được đại học, đúng nguyện vọng. Chúc người đã có tất cả: Bằng cấp, công việc, thu nhập, sức khỏe nhưng chưa có vợ (chồng) khi đang rất mong muốn nhưng chưa hợp duyên: Chúc năm mới gặp được ý chung nhân, hạnh phúc. Vân vân…

Nhiều khi người chúc xuất phát từ sự vô tư, chân thành nhưng vì thiếu tế nhị nên đã chúc đối tượng những lời lẽ khiến họ chạnh lòng, có thể nghĩ bị xỏ xiên.

Ví như một người vừa bị phản bội, đang rất đau khổ mà chúc họ: “Chúc năm mới tràn ngập hạnh phúc, suốt năm đều là mùa xuân” thì bất ổn tuy đó là một lời chúc tốt, quý với những đối tượng khác.

Hoặc chúc một vị lãnh đạo năm mới tiền của đổ vào nhà như nước. Ở trường hợp này, điều gì sẽ xảy ra? Nếu đó là một vị chân chính, liêm khiết, có uy tín thì sẽ không thích thú gì khi được chúc như vậy. Còn là người chưa mẫu mực, từng tham ô, tham nhũng thì sẽ nghĩ bị người chúc “xỏ” mình.

Chúc điều gì tức là nội dung chúc đã rất cần chú trọng thì chúc thế nào, tức là cách chúc cũng cần lưu ý không kém. Không thể chúc ai đó khi mình không vui, đang ở một tâm thế bất ổn về tâm lý. Tết, xuân xa lạ với những tâm trạng buồn, chán, càng không phù hợp với sự bực tức, cay cú, bất mãn.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Nếu ai có cũng phải dẹp bỏ, cho qua theo mùa đông băng giá vừa trôi đi. Người Việt mình có một truyền thống rất tốt đẹp, nhân văn là cứ đến năm mới, ai cũng dễ trở nên hồ hởi, xởi lởi và sẽ bỏ qua mọi kỳ thị, khúc mắc, hận thù trong năm cũ.

Chính vì vậy mà nhiều người đã biết lợi dụng dịp Tết để xóa đi hận thù, caỉ thiện lại các mối quan hệ không được tốt đẹp trong năm cũ. Năm mới, mình chúc người ta những điều tốt đẹp mà bản thân mình không thoải mái, vui tươi thì phỏng có ý nghĩa gì? Hóa ra mình chúc gượng gạo?

Còn một khía cạnh nữa: Cần chúc đúng lúc người ta có điều kiện đón nhận lời chúc của mình, có nghĩa không vì sự chúc tụng của mình mà bị phiền hà. Nhà người ta đang chật ních khách, họ hàng, mình sang chúc. Tất nhiên là người ta không thể để lộ sự phiền phức nhưng quả là gây cho họ lúng túng vì không còn ghế mời mình ngồi.

Điều đó khiến mình phải thực hiện lời chúc một cách ào ào, chiếu lệ rồi đi. Có khi mình xuất hiện đúng lúc người ta đang ăn uống khiến cuộc vui của họ bị đứt đoạn. Từ khi điện thoại trở nên phổ biến thì thứ phương tiện này cũng được triệt để sử dụng cho việc chúc Tết thay vì phải đến tận nơi, trực tiếp.

Nhưng không ít người quên rằng chính cái thứ rất tiện dụng này lại phản lại mình bởi nó làm cho người khác thấy mình chưa được văn hóa khi dùng vào việc chúc Tết.

Người biết ứng xử văn hóa chỉ chúc Tết bằng điện thoại đối với bạn bè thân thiết hoặc bề dưới. Trò chúc thày, cấp dưới chúc cấp trên, con cháu chúc bố mẹ, ông bà… không thể bằng điện thoại.

Nếu vì hoàn cảnh nào đó (địa lý, sức khỏe…) không thể đến được thì cũng có thể chúc qua điện thoại nhưng phải có lời xin lỗi, thanh minh trước khi thăm, chúc.

Dân tộc ta có tục xông đất đầu năm. Năm mới bắt đầu từ ngay sau phút giao thừa. Bao giờ lời chúc Tết gửi đến các đối tượng cũng càng sớm càng quý. Cho nên nhiều người đã nghĩ ra gọi điện thoại để chúc ngay phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và mới.

tm-img-alt
Văn khấn cúng Giao thừa trong nhà đêm 30 Tết là cách tỏ lòng thành kính, lễ tạ trời đất. Ảnh: TL

Nhưng lại xin nhớ đến cái điều vừa nói trên về mối quan hệ trên dưới, thân sơ. Ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình trong năm mới. Vì vậy mà nhiều người muốn được “xông đất” bởi những người sẽ mang đến may mắn cho mình (xông đất tức là người đầu tiên đặt chân đến nhà kể từ giây phút đầu năm mới).

Nhưng không phải họ mong bất cứ ai mà chỉ mong những người sau đây: Tử tế, phúc hậu, vui vẻ, sởi lởi, được nhiều người quý mến, làm ăn có duyên. Như vậy, những người ngược lại sẽ bị tối kỵ. Vậy nên ta chẳng nên thật thà, chỉ xuất phát từ thịnh tình mà sang nhà người khác chúc Tết sớm quá.

Bởi vì ngộ nhỡ ta không phải là người họ mong đến “xông đất” thì sao? Trong thực tế từng có những nhà đã đóng chặt cửa, nghe chuông không mở khi thấy một người họ không thích đến “xông đất”. Ngược lại, đã “nhắm” rồi mời bằng được người làm việc này để mang may mắn đến cho mình.

Xã hội càng phát triển, mọi sinh hoạt trong dịp Tết, trong đó có việc chúc tụng phải được chú trọng theo hướng thượng tôn văn hóa. Chúc Tết là một tập tục tốt đẹp, rất cần được phát huy cùng với sự bảo tồn những giá trị truyền thống./. 

Bạn đang đọc bài viết Văn hóa chúc Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.