Thứ hai, 29/04/2024 10:21 (GMT+7)

Vì sao các nhà máy, khu xử lý chất thải rắn chậm khởi công?

MTĐT -  Thứ hai, 14/08/2023 14:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các dự án xây dựng nhà máy, khu xử lý chất thải rắn tập trung trên địa bàn tỉnh được triển khai từ năm 2020 nhưng hiện đều chậm tiến độ.

Đâu là nguyên nhân ?

Năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục dự án đầu tư xây dựng 3 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung công nghệ cao gồm: Nhà máy xử lý rác và phát điện TP Bắc Giang; Nhà máy xử lý rác tập trung tại xã Lan Mẫu (Lục Nam) và Nhà máy xử lý rác tại xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa). Các nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 2.705 tỷ đồng; trong đó, nhà máy xử lý rác phát điện TP Bắc Giang đã có mặt bằng sạch, 2 nhà máy tại Hiệp Hòa và Lục Nam được hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND tỉnh khóa XVIII.

bắc giang, tin tức bắc giang, nhà máy xử lý chất thải rắn, công nghệ cao, chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, đăng ký đầu tư dự án, lò đốt rác, mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng
Một góc khu đất quy hoạch xây dựng Nhà máy xử lý rác và phát điện Bắc Giang nằm cạnh bãi chôn lấp rác của TP Bắc Giang.

Tổng công suất xử lý dự kiến của mỗi nhà máy từ 400- 650 tấn chất thải rắn/ngày đêm. Khi hoàn thành, các nhà máy sẽ giải quyết toàn bộ rác thải trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả chất thải công nghiệp, nguy hại). Ngoài 3 nhà máy trên, tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư xây dựng bãi tập kết và khu xử lý rác tập trung tại xã Thượng Lan (Việt Yên) có diện tích khoảng 3,4 ha; bãi tập kết và khu xử lý rác tại thị trấn Nham Biền (Yên Dũng) diện tích khoảng 7,2 ha. Thời gian thực hiện các dự án xử lý rác trong giai đoạn 2020-2022.

Theo ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đến thời điểm này, chưa có dự án nào được khởi công xây dựng. Cụ thể, đối với Nhà máy xử lý rác và phát điện TP Bắc Giang, mục tiêu đề ra là khởi công xây dựng trong quý II/2022 nhưng đến tháng 3/2023 mới lựa chọn được nhà đầu tư. Hiện nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục liên quan để khởi công dự án.

Các nhà máy xử lý chất thải rắn tại Hiệp Hòa và Lục Nam chưa lựa chọn được nhà đầu tư. Riêng 2 bãi tập kết và khu xử lý rác ở xã Thượng Lan, thị trấn Nham Biền chưa thực hiện xong thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nguyên nhân do trong ranh giới thực hiện dự án tại xã Thượng Lan có khoảng 8.000m2 đất Công ty cổ phần Bắc Giang Trường Sơn đã đầu tư lò đốt rác, nhà xưởng và một số tài sản khác trên đất với số tiền khoảng 30 tỷ đồng.

Để đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho UBND xã Thượng Lan thực hiện dự án bãi tập kết và khu xử lý rác, cần phải xử lý dứt điểm tài sản đã đầu tư trên đất của doanh nghiệp nêu trên. Đối với bãi tập kết và khu xử lý rác thị trấn nham Biền, do diện tích đất UBND huyện Yên Dũng đã thu hồi, bồi thường GPMB lớn hơn diện tích theo danh mục Nghị quyết HĐND tỉnh chấp thuận và dự án đã hết thời hạn đầu tư nên chưa thực hiện được việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Nói về việc chậm thực hiện dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tại xã Lan Mẫu, ông Hoàng Văn Toán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết: “Dự án có diện tích thu hồi lớn, quy mô khoảng 8,76 ha, liên quan đến nhiều hộ dân. Việc lấy ý kiến đồng thuận, giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian. Theo quy hoạch ban đầu, nhà máy có công suất xử lý 100 tấn rác/ngày đêm nhưng sau đó điều chỉnh lên 550 tấn/ngày đêm để bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tỉnh. Khi điều chỉnh tăng, địa phương phải tổ chức lại việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư....”.

Tương tự, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hiệp Hòa, dự án Nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Lỗ ban đầu quy hoạch diện tích sử dụng đất hơn 5 ha nhưng theo Quy hoạch tỉnh là 10 ha. Do đó, khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng phê duyệt, huyện phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh lại quy hoạch nhà máy cho phù hợp nên không tránh khỏi chậm muộn...

Giao trách nhiệm, khoán thời gian thực hiện

Trước thực trạng trên, tại buổi kiểm điểm ngày 25/7 mới đây, đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ rõ những hạn chế, giao trách nhiệm, khoán thời gian thực hiện cụ thể cho các đơn vị, địa phương có dự án.

Theo đó, các sở: Kế hoạch và Đầu tư, TN&MT, Xây dựng và UBND TP Bắc Giang có trách nhiệm xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án; hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và hoàn thiện các thủ tục cần thiết theo quy định, bảo đảm trong quý IV/2023 (chậm nhất là ngày 15/12) phải khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác và phát điện TP Bắc Giang.

Mỗi ngày toàn tỉnh phát sinh hơn 932 tấn chất thải rắn, tỷ lệ thu gom đạt gần 94,5%, tỷ lệ xử lý hợp vệ sinh đạt khoảng 82%. Trong đó, tỷ lệ được xử lý bằng lò đốt công nghệ chiếm khoảng 60%, tỷ lệ phải chôn lấp, đốt thủ công hơn 10%, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa các nhà máy, khu xử lý rác thải công nghệ cao vào hoạt động sẽ xử lý triệt để rác thải tồn lưu, từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống trên địa bàn.

Đối với hai nhà máy tại Hiệp Hòa và Lục Nam, các sở, ngành tích cực phối hợp với hai huyện hoàn thiện các thủ tục theo quy định, sớm tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư, phấn đấu khởi công trước ngày 31/3/2024. Riêng 2 bãi tập kết và khu xử lý rác thải tại thị trấn Nham Biền và xã Thượng Lan, yêu cầu UBND các huyện Yên Dũng, Việt Yên có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đối với phần đất đã thu hồi, bồi thường GPMB gửi Sở TN&MT thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trước ngày 20/8/2023...

Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo công khai việc mời thầu dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Hiệp Hòa và đã có một số doanh nghiệp quan tâm, nộp hồ sơ dự thầu. Ngày 3/8, Sở TN&MT có tờ trình đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh quyết định giao đất ngày 24/2/2022; chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đợt 2 cho Trung tâm Phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Lục Nam để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại xã Lan Mẫu.

Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các kế hoạch, kết luận của UBND tỉnh về huy động toàn dân tham gia thu gom, xử lý rác thải, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng thu gom, xử lý chất thải rắn được đầu tư nâng cấp, phát huy hiệu quả.

Hiện mỗi ngày toàn tỉnh phát sinh hơn 932 tấn chất thải rắn, tỷ lệ thu gom đạt gần 94,5%, tỷ lệ xử lý hợp vệ sinh đạt khoảng 82%; trong đó, tỷ lệ được xử lý bằng lò đốt công nghệ chiếm khoảng 60%, tỷ lệ phải chôn lấp, đốt thủ công chiếm hơn 10%, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa các nhà máy, khu xử lý rác thải công nghệ cao vào hoạt động sẽ giải quyết được triệt để lượng rác thải tồn lưu, chưa được xử lý hợp vệ sinh, từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống trên địa bàn.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao các nhà máy, khu xử lý chất thải rắn chậm khởi công?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Bắc Giang

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.