Thứ bảy, 27/04/2024 23:28 (GMT+7)

Vì sao mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Nha Trang?

MTĐT -  Thứ hai, 19/11/2018 16:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nha Trang được đánh giá là thành phố có thời tiết khá thuận lợi, nhưng quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh đã làm hạn chế khả năng thoát nước gây ra trận lụt lịch sử.

Tính đến ngày 19/11, trận mưa lũ lịch sử tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã đã làm 17 người chết và mất tích, 11 người bị thương. Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa cũng di dời 481 hộ/1.896 người, chủ yếu tại TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh đến nơi an toàn. 

Không kịp trở tay

Trước đó, tại cuộc họp khẩn diễn ra chiều qua (18/11), Chủ tịch UBND TP Nha Trang Lê Hữu Thọ thốt lên: “Trận mưa lịch sử, thiệt hại quá lớn”.

Không riêng gì ông Thọ, khi ông Đào Công Thiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa truy hỏi, tất cả lãnh đạo các xã, phường TP Nha Trang và cả các sở, ban ngành của tỉnh này đều tỏ ra “bất ngờ” về thiệt hại quá lớn do cơn mưa đêm ngày 17/11 gây ra.

Tất cả “không nghĩ rằng chỉ với một trận mưa lớn mà con số thiệt hại về người, chưa tính đến vật chất trên địa bàn thành phố lại lớn như vậy”.

Nha Trang hứng chịu trận mưa lũ lịch sử. 

Ông Lê Huy Toàn, Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang, thẳng thắn nhìn nhận thiệt hại quá sức tưởng tượng vì từ sáng đến chiều con số người chết và thương vong cứ báo về liên tục.

“Đến bây giờ chúng tôi vẫn bất ngờ trước thiệt hại về người sau các vụ lở đất. Bất ngờ vì những nơi sạt lở hôm nay không nằm trong các điểm dự báo của thành phố”, ông Toàn thừa nhận.

Chủ tịch UBND TP Nha Trang Lê Hữu Thọ cũng thừa nhận: “Những khu vực không được đề phòng lại xảy ra sạt lở khiến chính quyền trở tay không kịp”.

Theo Vnexpress, có mặt tại các điểm sạt lở, thượng tá Nguyễn Trung Tâm - Phó Chủ nhiệm chính trị sư đoàn 305 (Quân Khu 5) đánh giá, đất tại các khu vực đầu nguồn nơi người dân dựng nhà khá mỏng. Đất quá mềm, bị hỏng chân nên mưa lớn kéo dài khiến khối lượng đất đá sạt xuống theo nước.

Ngoài ra, tại thôn Thành Phú, xã Phước Đồng, người dân dựng nhà dưới chân núi có độ nghiêng lớn, vách tạm bợ, nền móng yếu. "Lúc mưa đến kéo đất đá đổ ập vào một nhà thì kéo theo các nhà liền kề, điều này dẫn đến hàng loạt căn đổ sập", thượng tá Tâm nói.

Vì sao mưa lũ lại xảy ra bất thường?

Ông Võ Anh Kiệt, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ tại Nha Trang cho rằng, đơn vị đã dự báo tại khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình từ 150 mm - 200 mm khá chính xác. Tuy nhiên, lượng mưa ở Nha Trang, ông bảo là dị thường, đã phá vỡ quy luật và ngoài dự kiến.

Ông lý giải, hôm 18/11 lượng mưa trung bình đo được cả ngày chừng 400 mm. Thế nhưng, dồn lại trong 6 giờ với gần 320 mm, đây là lượng mưa kỷ lục ở thành phố. Hồi năm 2010, lượng mưa cao nhất cũng chỉ đạt 350 mm một ngày.

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Trần Văn Hưng, phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, cho biết trước đó do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở Nha Trang đã có mưa rất to, lượng mưa đo được trong sáu giờ đạt tới 319,4mm, đây là lượng mưa to nhất đo được trong thời gian ngắn tại Nha Trang trong nhiều năm gần đây.

Cũng theo ông Hưng, khoảng năm 2010, tại Nha Trang từng xảy ra trận mưa trên 300mm nhưng thời gian kéo dài khoảng 12 giờ chứ không ngắn như lần này.

Theo ông Đặng Văn Dũng - giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố này như tốc độ đô thị hóa nhanh, khả năng thoát nước hạn chế.

Đặc biệt do mưa to trong thời gian ngắn tạo ra dòng chảy mạnh và độ dốc lớn dẫn đến tình trạng xói lở, sạt đất. Nhiều sự cố ở Nha Trang chủ yếu xảy ra dưới chân đồi.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Nha Trang?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề