Thứ sáu, 26/04/2024 12:52 (GMT+7)

Phú Thọ: Ai “bảo kê” cho “cát tặc” lộng hành?

Lâm Phong -  Thứ sáu, 03/08/2018 09:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ một đoạn sông ngắn nhưng có hàng chục tàu khai thác cát trái phép ngày đêm khiến đất nông nghiệp của người dân bị sạt lở nghiêm trọng.

Theo phản ánh của người dân trên địa bàn xã Trưng Vương, TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), nhiều năm trở lại đây xuất hiện rất nhiều tàu thuyền lớn khai thác cát trái phép khiến người dân mất hàng nghìn ha đất nông nghiệp, ngày càng sạt lở nghiêm trọng. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng “cát tặc” vẫn ngày đêm tung hoành mà không bị cơ quan chức năng xử lý.

Video:

Những tàu khai thác cát này hoạt động liên tục ngày đêm, không ngừng nghỉ

Một người dân sinh sống gần khu vực cho biết, những tàu khai thác cát này hoạt động liên tục ngày đêm, không ngừng nghỉ. Trước kia đất nông nghiệp của chúng tôi kéo dài hàng cây số, đến thời điểm hiện tại chỉ còn vài trăm mét. Nếu tình trạng khai thác này cứ diễn ra như vậy thì sẽ tiến sát đến cột điện cao thế, cách đó chừng 100m.

Cũng theo phản ánh của người dân nơi đây, Công ty Ánh Nhật mua lại hàng trăm ha đất của người dân để làm bến bãi, cảng nội địa nhưng Công ty này lại liên kết với Công ty Phúc Lợi (trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc) khai thác trái phép cát lòng sông.

Chỉ một đoạn sông ngắn chừng 300m nhưng có đến hơn 10 tàu khai thác cát.

Theo ghi nhận của PV trong nhiều ngày, trên địa bàn xã Trưng Vương, chỉ một đoạn sông ngắn chừng 300m nhưng có đến hơn 10 tàu khai thác cát. Những tàu này dùng loại gàu múc cỡ lớn khoét sâu xuống lòng sông ngay cạnh khu vực đất nông nghiệp của người dân khiến cho đất đai bị sạt lở nghiêm trọng.

Trao đổi với PV, Ông Vũ Xuân Lựu, giám đốc hợp tác xã nông nghiệp xã Trưng Vương cho biết: “Trên địa bàn xã chỉ có một đơn vị được cấp phép khai thác đó là Công ty Cát Vàng. Chúng tôi rất muốn báo chí phản ánh để cơ quan chuyên ngành vào cuộc làm rõ ràng, triệt để”.

Xã có đi kiểm tra nhưng chỉ đứng trên bờ, không làm gì được. Địa phương thì không đủ thẩm quyền kiểm tra, xử lý. Việc cấp phép cho khai thác ở lòng sông là quyền của cấp tỉnh, dưới địa phương không nắm được việc đó. Nên có tiếng nói của báo chí đưa lên, tốt nhất là ngăn chặn, không cho khai thác nạo vét gì cả, lợi dụng đêm hôm để khai thác, chúng tôi không giữ nổi, đất của người dân thì cứ mất dần đi do sạt lở”, ông Lựu cho biết thêm.

Theo ông Lựu, những hình ảnh mà PV ghi lại được thì khu vực này trên địa bàn xã không được phép khai thác, còn có được nạo vét hay không thì xã không nắm bắt được. Địa phương không có cách nào ngăn cản, chỉ biết ghi nhận và báo cáo lên cấp trên.

Liên quan đến việc khai thác cát trái phép trên địa bàn xã Trưng Vương, TP. Việt Trì, PV đã đặt lịch làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ, UBND TP. Việt Trì nhưng vẫn chưa nhận được phản hổi từ các cơ quan chức năng này.

Trước tình trạng hàng chục tàu cát khai thác ngày đêm tại xã Trưng Vương gây sạt lở đất nông nghiệp nghiêm trọng nhưng lại không bị các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, xử lý. Vậy, ai đã “bảo kê” cho “cát tặc” lộng hành?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Phú Thọ: Ai “bảo kê” cho “cát tặc” lộng hành?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.