Thứ hai, 29/04/2024 21:28 (GMT+7)

Afghanistan nỗ lực cứu vãn thành phố Phật giáo cổ đại

MTĐT -  Thứ năm, 09/11/2023 13:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

'Vấn đề lớn nhất của chúng tôi là việc bảo tồn lâu dài với tất cả những hiện vật di sản văn hóa và cứu chúng thoát khỏi nạn phá hủy hay bị nạn cướp bốc. Chúng ta cần lên kế hoạch để làm gì với chúng.'

“Vấn đề lớn nhất của chúng tôi là việc bảo tồn lâu dài với tất cả những hiện vật di sản văn hóa và cứu chúng thoát khỏi nạn phá hủy hay bị nạn cướp bóc. Chúng ta cần lên kế hoạch để làm gì với chúng”.

Do những tác động bên ngoài trở thành thảm họa Phật giáo khác ở Afghanistan, gợi nhớ lại việc Taliban, lực lượng Hồi giáo cực đoan phá hủy hai pho tượng Phật cổ khổng lồ đã tồn tại hàng thế kỷ ở phía tây quốc gia miền núi không giáp biển ở ngã tư Trung và Nam Á này.

Một thành phố Phật giáo cổ đại đã bị chôn vùi theo thời gian, thành phố đó ngày nay nằm trên mỏ đồng Mes Aynak, được cho là có trữ lượng lớn thứ hai trên thế giới.

Sự chậm trễ trong việc xây dựng khu mỏ đồng khổng lồ và dòng tiền khổng lồ từ Ngân hàng Thế giới (WB) đổ vào, khiến khu phức hợp mỏ đồng Mes Aynak rộng 1,5 dặm vuông chữa bị đào xới một lần nữa là một thắng lợi khảo cổ học.

Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế và hơn 550 lao động địa phương hiện đang ráo riết khai quật thứ hóa ra là cánh cửa độc đáo về vai trò của Afghanistan trên Con đường Tơ lụa cổ xưa nối Trung Quốc, Ấn Độ với Địa Trung Hải.

Với thành phố Phật giáo cổ đại, có lẽ một vòng các cơ sở tự viện Phật giáo cổ đại và một khu phức hợp nổi bật, gồm các xưởng và hầm mỏ được xây dựng trên sườn núi, ở độ cao 8.200 feet, địa điểm này cho thấy sự tác động qua lại của Phật giáo, được cho là từ thế kỷ thứ 5 đến cuối thế kỷ thứ 8. Điều này nhấn mạnh việc xung đột giữa bảo tồn văn hoá và nhu cầu tuyệt vọng của Afghanistan để tìm cách tồn tại khi cộng đồng quốc tế giảm bớt sự quan tâm đến quốc gia này.

Theo một số ước tính, trữ lượng đồng ở đây có thể trị giá 100 tỷ USD, gấp 5 lần giá trị ước tính của toàn bộ nền kinh tế Afghanistan, trong đó chính phủ và quân đội được tài trợ chủ yếu từ các nguồn lực của nước ngoài. Những công việc tốt nhất trong khu vực tư nhân là làm việc với các nhóm cứu trợ quốc tế.

Năm 2007, một công ty thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc trả $ 3 tỷ USD để thuê khu vực trong 30 năm với kế hoạch khai thác quẵng đồng trị giá $ 100 tỷ USD. Đây là khoản đầu tư tư nhân lớn nhất trong lịch sử Afghanistan, các quan chức Afghanistan ca ngợi đây là thành quả quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế mà một ngày nào đó sẽ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các quốc gia tài trợ và lợi tức từ việc buôn bán thuốc phiện. Họ nói rằng cuối cùng mỗi năm nó sẽ tạo ra hàng trăm triệu USD cho chính phủ và sẽ tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm.

Tin PG Afghnistan 2 tapchinghiencuuphathoc.vn
Tiếng xẻng và cuốc chạm vào đá vang lên khi người lao động địa phương đào bới. Những khu vực rộng lớn của thành phố đã xuất hiện, cũng như có những con đường, con hẻm cắt ngang một số khu dân cư.

Tiếng xẻng và cuốc chạm vào đá vang lên khi người lao động địa phương đào bới. Những khu vực rộng lớn của thành phố đã xuất hiện, cũng như có những con đường, con hẻm cắt ngang một số khu dân cư.

Tuy nhiên, việc khai thác quy mô mỏ đồng Mes Aynak thì toàn bộ tàn tích Phật giáo cổ đại sẽ bị phá hủy, nơi chứa đầy những bức bích hoạ Phật giáo được bảo quản tốt và hơn 1.000 bức tượng, trong đó có hàng trăm pho tượng Phật.

Nỗi lo ngại ám ảnh bởi các pho tượng Phật bị huỷ hoại do lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban đặt bom phá hủy tượng Phật lớn nhất thế giới, ngay lập tức làm dấy lên sự so sánh với một trong những thảm hoạ di sản văn hoá lớn nhất trong lịch sử Afghanistan.

Lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban phá huỷ tượng Phật khổng lồ được tôn trí vào cách bức tường vách đá ở Bāmiyān, một thị xã ở miền trung Afghanistan, thủ phủ của tỉnh Bamiyan vào năm 2001. Nhưng một nhóm nhỏ các nhà khảo cổ học người Pháp và người Afghanistan đã đạt được một thoả thuận không chính thức với Bộ Mỏ Afghanistan vào năm 2009, để có thời gian thực hiện một cuộc “khai quật giải cứu”, nhằm thu hồi càng nhiều hiện vật quan trọng và ghi lại địa điểm này ở bất kỳ mức độ nào có thể trước khi bắt đầu khai thác.

Khi nào điều đó xảy ra, họ không biết. Hạn chót là tháng 12 năm 2013 đến rồi trôi đi. Ông Mossadiq Khalili, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Afghanistan cho biết: “Bây giờ họ có thời hạn đến 6 tháng để hoàn thành công việc tại các địa điểm chính. Ông Mossadiq Khalili cho biết, công việc xây dựng một số cơ sở tự viện Phật giáo ở rìa khu vực mỏ có thể tiếp tục trong vài năm.

Các nhà khảo cổ học cảm thấy gần như chắc chắn rằng, họ còn thời gian, bởi vì quá trình khai thác mỏ đạt được rất ít tiến triển. Dường như vẫn chưa có kế hoạch chắc chắn nào cho nhà máy điện, nhà máy luyện kim và tuyến đường sắt hoặc cho chính hoạt động khai thác mỏ.

Ông Philippe Marquis, giám đốc Phái đoàn Khảo cổ Pháp tại Afghanistan (DAFA), cho biết: “Vì thế, nếu điều ấy đúng, có nghĩa là tôi sẽ nói không tốn nhiều thời gian nhưng là khoảng thời gian hợp lý để làm việc tại địa điểm này. Theo yêu cầu của chính phủ Afghanistan và Vua Amanullah Khan để bắt đầu nghiên cứu khảo cổ học ở Afghanistan, Phái đoàn Khảo cổ học Pháp tại Afghanistan (La Délégation archéologique française en Afghanistan, DAFA) được thành lập tại Pháp vào năm 1922. Từ đó DAFA đã hoạt động và đóng vai trò cố vấn cho chính phủ Afghanistan”.

Ông Philippe Marquis cho biết, điều làm cho cho triển vọng thành công, thậm chí còn lớn hơn trong việc đưa hoạt động mỏ vào hoạt động là sự quan tâm của quốc tế. Từ lâu, quốc gia Hồi giáo rất nghèo khó nhưng người ta cho rằng nước này có trữ lượng dầu, khí đốt và khoáng sản chưa được khai thác trị giá ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD. Ngân hàng Thế giới mong muốn dự án khai thác thành công, vì vậy vào năm 2012 họ đã cam kết chi 8 triệu USD cho dự án khảo cổ học.

Ông Philippe Marquis và những người khác cho rằng, nếu không có mỏ đồng Mes Aynak ở phía đông nam thủ đô Kabul và các hiện vật của nó có thể bị phá huỷ, Ông Philippe Marquis và những người khác nghĩ rằng, đây chắc chắn là do buôn bán hàng ngàn cổ vật bị đánh cắp hay bị cướp bóc, đó là số phận của nhiều địa điểm khảo cổ ở Afghanistan. Nhưng với hy vọng mang lại lợi ích kinh tế, rất có thể địa điểm này được ghi lại và các hiện vật của nó được bảo tồn.

Nicolas Engel, trợ lý giám đốc của Phái đoàn Khảo cổ học Pháp tại Afghanistan cho biết, nhiều pho tượng Phật, Bồ tát, Thánh hiền và những bức tranh hoạ vẽ tại địa điểm này đã bị phá bỏ và phần còn lại sẽ sớm bị hủy hoại.

Tại tỉnh Logar, cách thủ đô Kabul khoảng 25 dặm về phía nam, một cuộc phiêu lưu khi đến thăm địa điểm này.

Al Qaida, một tổ chức đa quốc gia của chiến binh Hồi giáo dòng Sunni, một tổ chức khủng bố đã được huấn luyện ở đây trước cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố có sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm chống lại Hoa Kỳ diễn ra vào sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001 và đường cao tốc vẫn thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công bởi lực lượng Taliban, một tổ chức quân sự và phong trào Hồi giáo Deobandi tại Afghanistan. Khu mỏ đồng khổng lồ được rào chắn và canh gác nghiêm ngặt. Một đường hầm, dường như được người Nga đào khi họ chiếm đóng Afghanistan vào những năm 1980, được cho là có bẫy bom và mìn còn sót lại từ sự hiện diện của chúng vẫn là mối hiểm hoạ lớn. Nicolas Engel cho biết một công nhân đã bị thương vào năm 2012 khi chạm phải mìn trong khi đào hầm.

Khắp mọi nơi đều có dấu hiệu nhận biết về hoạt động từ nhiều thế kỷ trước về việc khai thác đồng đỏ tại mỏ đồng Aynak, gần thủ đô Kabul của Afghanistan. Những lớp xỉ nung chảy – sản phẩm phụ của hoạt động luyện đồng cũ – đã nhuộm đen sườn núi. Có nơi lớp xỉ thải của công nghiệp luyện đồng chồng chất đống cao gần 40 mét, chứng tích của hàng nghìn năm sản xuất.

Tiếng xẻng và cuốc chạm vào đá vang lên khi người lao động địa phương đào bới. Những khu vực rộng lớn của thành phố đã xuất hiện, cũng như có những con đường và con hẻm cắt ngang một số khu dân cư. Một số cơ sở tự viện Phật giáo toạ lạc trên một ngọn núi, đã được khai quật và hơn 1.000 tác phẩm điêu khắc Phật giáo đã được tìm thấy, trong đó có pho tượng Phật với kích thước lớn hơn gấp đôi người thật. Các bản thảo cổ và đồ gỗ trang trí cũng đã phát hiện.

Gần đây, vào một ngày nắng đẹp, nhà khảo cổ học người Anh Thomas Eley ngồi trên bức tường bố cục phác hoạ của một tòa nhà nhỏ và cân nhắc về một vết lõm nhỏ bên cạnh vết lõm cháy xém nặng nề trên sàn nhà. Hơn 700 đồng xu đã được tìm thấy trong tòa nhà, ông cho biết đây là nơi chế tạo ra những đồng xu từ đồng nung chảy trên đỉnh núi.

Bên kia một khu phố cổ và vài toà nhà cách đó, một nhà khảo cổ học khác đang phác hoạ những bức tường dày bất thường và những ô cửa nhỏ cực kỳ an toàn của nơi có thể từng là Ngân hàng, nơi cất giữ đồng và tiền xu. Xung quanh họ, những người lao động đang phát hiện ra nhiều toà nhà hơn, nhiều mảnh ghép hơn của một Thành phố Phật giáo cổ đại hai nghìn năm tuổi tại mỏ Đồng Mes Aynak nằm trong một khu vực cằn cỗi của tỉnh Logar ở Afghanistan.

Usman Ishanzada, người Tajikistan, cho biết: “Tôi là một nhà khảo cổ học, nên tất nhiên tôi rất đau buồn về những gì sẽ xảy ra ở đây, nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn. Nếu mỏ đồng này có thể mang lại cuộc sống và việc làm cho người dân bản xức thì tại sao không?”

Ông Philippe Marquis cho biết, địa điểm thành phố Phật giáo cổ đại này được kiến tạo, đặt ra những dấu ấn hấp dẫn bởi thời kỳ Phật giáo hưng thịnh ở Afghanistan từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IX.

Ông Philippe Marquis nói: “Điều kỳ lạ là tất cả các cơ sở tự viện Phật giáo này. Các vị tu sĩ Phật giáo không làm gì, chỉ đi khất thực”.

Các các cơ sở tự viện Phật giáo được bố trí xung quanh thành phố Phật giáo cổ đại, gần như đã tạo ra một bức tường xung quanh địa điểm khảo cổ này, điều đó cho thấy gần như đã gợi ý một loại tổ chức nghiêm khắc như trong quân đội vậy, trước đây vốn là một vai trò chưa được biết đến đối với các vị tu sĩ Phật giáo.

Sự thành công của dự án, từ quan điểm khoa học và kinh tế đang trở thành một bài học tích cực cho nhân dân và các vị quan chức lãnh đạo chính phủ Afghanistan từng hoài nghi, khách quan người ta cho rằng những nỗ lực khảo cổ sẽ làm chậm hoạt động khai thác và gây ra nhiều vấn đề. Thay vào đó, họ bơm tiền vào nền kinh tế địa phương, cải thiện an ninh và nói rõ rằng, những công việc như vậy có thể cùng tồn tại với các dự án phát triển kinh tế.

Ông Philippe Marquis, giám đốc DAFA cho biết, nó cũng cho thấy rằng ngay cả những dự án không liên quan đến mỏ đồng, cũng có thể mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng địa phương.

Ông Philippe Marquis nói, có vẻ như khó có khả năng Chính phủ Afghanistan sẽ ngừng công việc khai quật mà không có bất kỳ hoạt động khai thác nào. Điều này không chỉ gây ra làn sóng quốc tế phản đối mà còn khiến hàng trăm công nhân mất công ăn việc làm, đó cũng là một vấn đề an ninh lớn. Ông Philippe Marquis cho biết, nhiều công nhân ở đây đã thừa nhận rằng họ là một phần của cuộc tấn công bằng tên lửa vào tháng 8 năm 2012, nhằm phản đối việc phá huỷ các ngôi làng nằm trên đỉnh mỏ đồng. Tuy nhiên, sự thù địch của họ đã chuyển thành sự nhiệt tình khi họ được thuê.

Kế hoạch là loại bỏ tất cả các hiện vật, ngay cả những bức tượng Phật lớn nhất, và những cơ sở tự viện Phật giáo có mái vòm được gọi là Bảo tháp. Hiện tại, một số pho tượng Phật, Bồ tát, Thánh hiền, Hộ pháp đang được cất giữ trong các container vận chuyển tại địa điểm này và một số đã được gửi đến Bảo tàng quốc gia Afghanistan ở Kabu. Các quan chức Afghanistan hy vọng sẽ xây một bảo tàng ngay phía bắc Mes Aynak.

Ông Philippe Marquis cho biết, có thể thời gian hiện tại không phải là thách thức lớn.

Ông Philippe Marquis chia sẻ rằng: “Vấn đề lớn nhất của chúng tôi là việc bảo tồn lâu dài với tất cả những hiện vật di sản văn hoá và cứu chúng thoát khỏi nạn phá huỷ hay bị nạn cướp bóc. Chúng ta cần lên kế hoạch để làm gì với chúng.”

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: The Buddhist Channel

Bạn đang đọc bài viết Afghanistan nỗ lực cứu vãn thành phố Phật giáo cổ đại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tapchinghiencuuphathoc.vn

Cùng chuyên mục

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...