Thứ bảy, 27/04/2024 21:11 (GMT+7)

Bắc Ninh: “Làm xiếc” với các sai phạm của xã Tri Phương (Kỳ 4)

Sơn Hồng - Tiêu Diệp -  Thứ hai, 22/04/2019 09:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Các trạm bê tông không phép tồn tại nhiều năm tại xã Tri Phương không được huyện Tiên Du báo cáo nên Sở TNMT không nắm bắt được”- ông Chung, Phó chi cục trưởng Bảo vệ môi trường tỉnh khẳng định.

Sau loạt bài phản ánh về sai phạm trong hoạt động sản xuất, tập kết VLXD, vận chuyển bê tông thương phẩm gây ô nhiễm môi trường. Việc chiếm đất công, phá hoại đất nông nghiệp, đê điều, đường xá... được phanh phui tại xã Tri Phương (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Lời tâm sự chân thật về nỗi “bất lực” của ông Nguyễn Trọng Thịnh - Chủ tịch UBND xã Tri Phương trong việc gặp khó về công tác xử lý, tháo dỡ công trình sai phạm tại 10 trạm trộn bê tông trên địa bàn như ra quyết định đình chỉ để “làm cảnh” cùng những văn bản kiến nghị lên huyện không nhận hồi âm...

Câu hỏi cần làm rõ về nghi vấn “bảo kê” của lãnh đao huyện Tiên Du cho doanh nghiệp “đi đêm”, có hay không quy trình “xin - cho”? Và việc “phớt lờ” kiến nghị của xã để doanh nghiệp “lách luật” được tồn tại sai phạm nhiều năm cụ thể như thế nào?

Hành lang đê điều, lòng sông đều bị tận dụng và khai thác triệt để.

Lúc này, cuộc điều tra ngược đã được chúng tôi thực hiện trong buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Những câu hỏi thẳng thắn không thông qua UBND huyện Tiên Du với đề xuất tiếp cận hồ sơ xử lý các trạm trộn bê tông hoạt động sai phép tại xã Tri Phương, tại đây lãnh đạo Sở khẳng định: “vấn đề trạm trộn bê tông tại xã Tri Phương hoạt động trái phép chưa được UBND huyện Tiên Du báo cáo lên sở”...

Tại sao xã trình công văn xin ý kiến huyện hướng xử lý không được hồi âm? Phương diện lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cũng không được huyện Tiên Du báo cáo sai phạm vì lý do gì? Nghi vấn lãnh đạo huyện Tiên Du tiếp tay “bảo kê” sai phạm có căn cứ? Nếu đúng là vậy UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ vào cuộc xử lý ra sao?... 

Huyện không báo cáo       

Qua 3 kỳ phản ánh về hàng loạt lỗ hổng trong quá trình giám sát, quản lý, xử lý sai phạm của chính quyền xã Tri Phương về gần 10 trạm trộn bê tông trên địa bàn hoạt động sai phép không xử lý dứt điểm, đến nay, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nhằm tìm hiểu sâu hơn về sai phạm của hàng chục trạm bê tông hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường.

Ông Trần Chung - Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh khẳng định trong suốt 6 năm tồn tại vô phép Sở không nhận được bất cứ báo cáo nào từ Huyện Tiên Du.

Trong buổi làm việc ông Trần Chung - Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Hiện nay sở chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào của UBND huyện Tiên Du trong nhiều năm qua các trạm trộn và bãi tập kết vật liệu xây dựng lấn hành lang đê điều, sử dụng sai mục đích”.

“Nhiều năm hoạt động như thế nhưng huyện không yêu cầu kết hợp nên chúng tôi không xuống kiểm tra. Huyện cũng không có bất cứ báo cáo gì về tình trạng các trạm trộn hoạt động không có giấy phép.Cuối năm 2017, đầu năm 2018 chúng tôi mới nhận được thông tin. Đến tháng 7, tháng 8/2018 phòng TNMT huyện Tiên Du có văn bản báo cáo đã kiểm tra”, ông Chung cho hay.

Tiếp tục phóng viên đặt câu hỏi, nhiều doanh nghiệp tái sai phạm nhiều lần nhưng phía UBND huyện Tiên Du vẫn “nhùng nhằng” không thể xử lý triệt để sở ý kiến như thế nào?

Ông Chung cho rằng, không cần phải rà soát hoặc kiểm tra lại vì không nhận được phản ánh: “Khi nhận được thông tin phản ánh Sở đã có văn bản giao cho UBND huyện Tiên Du giải quyết vụ việc, sau khi chỉ đạo không có phản ánh nữa tức là xong rồi. Chúng tôi đâu có vai trò hay nhân lực giám sát từng vụ việc một”.

Gần 10 năm, UBND huyện Tiên Du không thể xử lý hàng chục trạm trộn vô phép, 7 bãi tập kết vật liệu chui do nguyên nhân nào hay lãnh đạo huyện yếu kém về năng lực?

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm hiện tại các trạm trộn bê tông và hàng loạt bãi tập kết vật liệu không phép tại xã Tri Phương vẫn hoạt động bình thường.

Không chỉ xả khí thải, chất rắn, chất thải nguy hại được xả trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe và đảo lộn của sống của người dân.

“Đá bóng” trách nhiệm – tạo tiền lệ cho doanh nghiệp “nhờn luật”

Được biết có 9 trạm trộn không phép, Sở chỉ nắm được văn bản xử lý Công ty TNHH Nam Đạt vào tháng 3/2018: “8 trạm trộn còn lại là không có rà soát trong danh mục này. Chúng tôi cũng chưa phối kết hợp với huyện đình chỉ trường hợp nào”- ông Chung cho hay

Các trạm bê tông hoạt động sai phép, sử dụng đất sai mục đích nhưng những yêu cầu đình chỉ, tháo dỡ huyện vẫn chưa có văn bản báo cáo cụ thể các doanh nghiệp thực hiện như thế nào.

Chỉ khi báo chí quyết liệt vào cuộc, năm 2018 phòng TNMT huyện mới có báo cáo cụ thể sự việc trên.

Ông Chung cũng cho biết, việc xử lý không triệt để do trách nhiệm của huyện Tiên Du: “Đã sử dụng đất sai mục đích là không bao giờ được cấp các thủ tục về môi trường. Gây ô nhiễm môi trường nhưng đơn vị hoạt động trái phép, huyện đã yêu cầu dừng rồi nhưng các trạm trộn vẫn hoạt động thì đó là trách nhiệm của huyện Tiên Du chứ sao lại đẩy lên Sở chúng tôi được”.

Vậy là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cũng đã phản hồi rõ cho phóng viên biết trách nhiệm xử lý sai phạm thuộc thẩm quyền huyện phụ trách. Đã hơn một năm báo chí vào cuộc đề nghị làm rõ sự việc, tuy nhiên đến nay lãnh đạo huyện Tiên Du vẫn chưa trả lời.

Tại sao huyện Tiên Du vẫn chưa lên tiếng giải thích tỏ tường sự việc trên? Dư luận cũng như các cơ quan báo chí truyền thông rất cần câu trả lời rõ ràng và minh bạch. Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh vào cuộc giải quyết và xử lý nghiêm minh.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin!

Bạn đang đọc bài viết Bắc Ninh: “Làm xiếc” với các sai phạm của xã Tri Phương (Kỳ 4). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề