Thứ hai, 29/04/2024 02:47 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu và những tác động nặng nề lên Đông Phi

MTĐT -  Thứ bảy, 12/05/2018 16:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Biến đổi khí hậu là hiện tượng toàn cầu. Những gì đang xảy ra tại Đông Phi chính là tiếng chuông báo động cho toàn thế giới để có những biện pháp kịp thời chống lại hiện tượng này.

Điều gì khiến Đông Phi dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học cùng những vấn đề liên quan không đơn giản chỉ là những sự thay đổi tạo ra những bất tiện mà người dân gặp phải trong cuộc sống. Hơn thế, đó là thực tế thảm khốc tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. Các quốc gia tại Đông Phi đang phải gánh chịu những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Khí hậu của Đông Phi vốn khắc nghiệt hơn so với các khu vực khác trên thế giới, như dễ bị hạn hán, lũ hụt hay sa mạc hóa. Do tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, cuối thập niên 70 và 80, Đông Phi từng hứng chịu những đợt hạn hán dài ngày, gây ra nạn nói trên phạm vi rộng, tác động trực tiếp lên nền kinh tế của nhiều quốc gia vào thời điểm đó. Cho đến hiện nay, nhiều quốc gia ở Đông Phi vẫn đang tiếp tục chịu những tác động nặng nề từ những biến động trong quá khứ.

Cụ thể hơn, thay đổi khí hậu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trái đất, mực nước biển dâng cao cũng như thay đổi lượng mưa. Điều này tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và tình trạng sức khỏe, nguồn nước, năng lượng, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái bầu khí quyển. Nhiều quốc gia ở châu Phi phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch, một số nước khác phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Do đó, môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia ở châu Phi.

Tiến sĩ Walaga Charles, Giám đốc điều hành Cơ quan Cảnh báo môi trường của Uganda, xác nhận rằng có nhiều mùa mưa không thể dự báo, đặc biệt là mùa mưa ngắn tác động xấu đến mùa màng. Đây chính là một hệ quả không mong muốn của biến đổi khí hậu. Diễn biến của các mùa mưa sẽ ngày càng khó đoán, thất thường hơn, dẫn đến những thảm họa thiên tai như lũ lụt, làm ngập mùa màng, đất đai canh tác.

Tuy nhiên, những thay đổi về thời tiết không phải là tác động duy nhất của biến đổi khí hậu. Sự gia tăng của bệnh tật do tăng nhiệt độ trái đất là điều nguy hiểm hơn nhiều, chẳng hạn như bệnh vàng lá ở cây cà phê tàn phá đồn điền cà phê ở Uganda là một ví dụ điển hình.

Tìm giải pháp trong khoa học và giáo dục

Không chỉ nhận thức được các vấn đề về biến đổi khí hậu, các quốc gia như Urganda đã xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện để khắc phục những tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng đang nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Cơ sở Môi trường Toàn cầu. Các trường đại học ở Uganda đang thực hiện nghiên cứu về biến đổi khí hậu và kết hợp biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy, đặc biệt là các trường nông nghiệp.

Ngoài Uganda còn có Kenya, Ethiopia, Somalia... cũng đang hứng chịu tác động trầm trọng của biến đổi khí hậu. Trung bình nhiệt độ hàng tháng ở các nước Đông Phi tăng gần 3 độ C so với mức trung bình từ năm 1940 đến 1981. Thêm vào đó, trong vòng khoảng từ 7 đến 10 năm trở lại đây, tình hình hạn hán và mưa lũ càng trở nên nghiêm trọng, có diễn biến thất thường. Hai năm 2010, 2011, các trận hạn hán đã khiến 260.000 người chết đói.

Những câu chuyện diễn ra hằng ngày ở Đông Phi mà người dân đang phải chịu đựng từ tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu toàn cầu đều là những hình ảnh gây sốc cho toàn thế giới. Mong mưa để đẩy hạn, nhưng khi có mưa thì họ lại đối mặt với nhiều thảm họa khác như lũ lụt, đói nghèo, bệnh tật.

Theo TC Mặt trận

Bạn đang đọc bài viết Biến đổi khí hậu và những tác động nặng nề lên Đông Phi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.