Chủ nhật, 28/04/2024 15:42 (GMT+7)

Bộ Công Thương phổ biến thông tin về Phòng vệ thương mại dành cho cơ quan báo chí

Lam Vy -  Thứ sáu, 19/11/2021 15:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 19/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về phòng vệ thương mại (PVTM) dành cho các cơ quan báo chí.

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cùng lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công thương, Bộ Thông tin & Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho hay, Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do kể ca song phương và nhiều bên, trong đó có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như hiệp định CTTP.

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị.

Trong năm 2020, Việt Nam đã cùng 4 nước khác ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, gọi tắt là RCEP. Ngay sau đó là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Bắc Ailen, Vương quốc Anh.

"Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế này từ việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới, cho tới việc đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do đã góp phần làm thay đổi căn bản thể chế kinh tế nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung”, ông Khánh nhận định.

Theo ông Khánh, để bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế và đưa ra các cam kết xóa bỏ hàng rào thuế, xóa bỏ hàng rào kinh tế, các nhà đàm phán đã thiết kế ra một công cụ là phòng vệ thương mại.

“Phòng vệ thương mại bao gồm các biện pháp chủ yếu như biện pháp tự vệ được áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến vì cắt giảm thuế theo các cam kết quốc tế, vì hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến. Từ đó, có khả năng gây ra tình trạng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước thì áp dụng biện pháp tự vệ. Ngoài ra, còn có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng khi hàng hóa xuất khẩu trong nước có biểu hiện bán phá giá và có biểu hiện được Nhà nước trợ cấp để xuất khẩu”, ông Khánh thông tin.

Biện pháp phòng vệ thương mại đã, đang và sẽ luôn luôn song hành cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Khánh cho hay, theo thống kê của WTO, hơn 20 năm qua, các nước đã khỏi xướng điều tra tổng cộng 6.300 vụ việc chống bán phá giá, 632 vụ chống trợ cấp, 400 vụ việc tự vệ. Trung bình mỗi năm hơn 290 vụ.

Để cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu đúng về các biện pháp phòng vệ thương mại, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, vai trò của báo chí truyền thông là rất quan trọng.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, các biện pháp PVTM đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất trong nước. Nhờ công cụ PVTM, một số doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất. Đặc biệt, các biện pháp PVTM cũng góp phần ổn định giá đầu vào cho một số ngành sản xuất trong nước.

Để phát huy hơn nữa vai trò của các biện pháp PVTM trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, nghị định, thông tư, đề án về PVTM. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã điều tra 23 vụ việc PVTM, gồm 15 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường… để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

tm-img-alt
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương)

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Nếu như giai đoạn 2005-2010, mới có 25 vụ việc thì trong giai đoạn 2011-2015 là 52; giai đoạn trước 2016 đến tháng 9/2021 là 109.

Giai đoạn trước năm 2005, tổng số vụ việc khoảng 22 vụ, tổng số vụ việc cho đến nay là 208 vụ, đặc biệt là số lượt vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên, do ngoài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị họ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như thép, nhôm, thậm chí là tôn.

Lý do chính của xu thế gia tăng các vụ việc PVTM đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều, nhưng một trong những lý do quan trọng là xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh. Nhờ tác động tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, nhiều mặt hàng của Việt Nam tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nước nhập khẩu khiến ngành sản xuất tại các nước này đề nghị Chính phủ họ điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ.

Ở chiều ngược lại, mặc dù phòng vệ thương mại là nội dung tương đối mới đối với Việt Nam nhưng trong những năm gần đây chúng ta đã bắt đầu chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại thiết lập môi trường cạnh tranh, công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất trong nước.

Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, tác động không nhỏ tới Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU và ngược lại đều tăng trưởng hơn 18% so với khi hiệp định chưa có hiệu lực.

So với thời điểm trước khi có FTA, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước ASEAN đã tăng hơn 9 lần, Trung Quốc tăng 15 lần, Hàn Quốc tăng 6 lần, Ấn Độ tăng 5,2 lần Nhật bản tăng 3 lần… Với EVFT, trong 7 tháng đầu năm 2021 kim ngạch XNK đạt 32,4 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.

tm-img-alt
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương.

Với các Hiệp định mới như CPTPP, 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường các nước đạt 52 tỷ USD, FTA - Vương quốc Anh trong 6 tháng đạt 3,29 tỷ USD…

Sau khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do cũng cho thấy có rất nhiều thách thức mới, đòi hỏi Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ hơn, với những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ để có thể khai thác tốt hơn các cơ hội mà Hiệp định tự do mang lại.

Quá trình tham gia các Hiệp định tự do thế hệ mới đặt ra nhiều rủi ro, có nhiều vấn đề đặt ra vì vậy chúng ta cần có những biện pháp để bảo hộ PVTM. Vì vậy các nước đang phát triển tăng cường bảo hộ, để bảo vệ và phát triển “chuỗi cung ứng” đặc biệt sau đại dịch Covid-19.

Hội nghị nhằm thảo luận, tìm hiểu về tổng quan về các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; tác động của các hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế Việt Nam; cũng như vai trò của biện pháp phòng vệ thương mại trong việc lập lại môi trường cạnh tranh công bằng bảo vệ lợi ích chính đáng…

Qua đó để các cơ quan báo chí truyền thông thông tin tuyên tuyền cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu đúng đủ về công cụ phòng vệ thương mại, cũng như cảnh báo các rủi ro cho các bên liên quan đối với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương phổ biến thông tin về Phòng vệ thương mại dành cho cơ quan báo chí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.