Thứ sáu, 26/04/2024 13:57 (GMT+7)

Bộ Xây dựng đề xuất xây 1 triệu căn hộ cho người thu nhập thấp

MTĐT -  Thứ ba, 02/08/2022 14:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Sáng 1/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân, người có thu nhập thấp.

Vướng mắc 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Hiện nay, việc triển khai các dự án NƠXH, nhà ở công nhân đang gặp một số vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ ngay. Một trong những vướng mắc lớn hiện nay là chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển NƠXH trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển NƠXH, dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án NƠXH.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị: “Cần đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng NƠXH trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn, giao cho các chủ đầu tư khác”.

Về nội dung này, đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng quy định nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để làm NƠXH sẽ rất manh mún, nhỏ lẻ, bất cập. Do đó, các địa phương cần quy hoạch khu vực NƠXH, nhà ở công nhân tập trung. Đồng thời đề nghị đối với trường hợp địa phương đã bố trí quỹ đất dành cho NƠXH đảm bảo nhu cầu của địa phương thì xem xét không cần bố trí thêm quỹ đất NƠXH đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được phép đóng tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% NƠXH, đồng thờ phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet.

Phát triển nhà ở xã hội phù hợp với khả năng kinh tế của người thu nhập thấp

Về quan điểm, mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, quan điểm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội; là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân; Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng này;

Mục tiêu tổng quát, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, hoàn thành các dự án đã triển khai đầu tư xây dựng (156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ) và các dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư (245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ); tiếp tục khởi công các dự án mới.

Đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp.

Minh Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bộ Xây dựng đề xuất xây 1 triệu căn hộ cho người thu nhập thấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.