Thứ hai, 29/04/2024 07:45 (GMT+7)

Cậu học trò đặc biệt

Ngọc Khuê -  Thứ sáu, 18/11/2022 15:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hơn 20 năm về trước, có một cậu học trò đang độ tuổi dậy thì, mặt chi chít mụn đỏ với bộ quần áo bạc màu đơn sơ, chiếc cặp cũ sờn và đôi dép tổ ong đã ngả sang màu sỉn thường đi về dưới vòm cây quen thuộc.

Hơn 20 năm về trước, có một cậu học trò đang độ tuổi dậy thì, mặt chi chít mụn đỏ với bộ quần áo bạc màu đơn sơ, chiếc cặp cũ sờn và đôi dép tổ ong đã ngả sang màu sỉn thường đi về dưới vòm cây quen thuộc.

Hàng xóm xung quanh và những người trong đại gia đình rất ngạc nhiên không khỏi bất ngờ vì cuộc đời cậu đã gặp được phép màu. Giữa những lúc tưởng chừng như gục ngã, đã có những bàn tay bà tiên hiện lên kéo cậu về cuộc sống, thắp lên trong lòng cậu ngọn lửa quyết tâm chinh phục khó khăn. Bà tiên ấy chính là cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn và đặc biệt là cô giáo dạy bộ môn Vật lý suốt 3 năm dưới mái trường THPT Ngô Sỹ Liên, tỉnh Bắc Giang mà cậu theo học. 

tm-img-alt
Ảnh chỉ mang tính minh họa. ITN

Giữa những năm học THCS, gia đình của H (tên cậu học trò) xảy ra nhiều biến cố: việc làm ăn của bố mẹ không thuận lợi dẫn đến phá sản, gia đình ly tán mỗi người một nơi.

Bằng việc vay mượn họ hàng và đùm bọc của mọi người, cậu học trò nghèo cũng lay lắt bước qua được những năm học cấp 2 khốn khó. Mặc dù đạt học lực giỏi năm lớp 9 nhưng H đã không may mắn với kỳ thi tuyển sinh đầu vào THPT.

Gánh nặng kinh tế khi phải theo học hệ bán công của trường càng khiến cho hoàn cảnh gia đình thêm chật vật. Với cậu lúc đó, thời gian ở trường học và cuộc sống khi về nhà là hai thái cực hoàn toàn trái ngược.

Những lúc đến trường, cậu được sống đúng với lứa tuổi hồn nhiên vui vẻ bên thầy cô, các bạn, được nói được cười và không phải lo âu. Tan lớp trở về nhà là trạng thái hụt hẫng như ông lão đánh cá trở lại “cái máng lợn cũ sứt mẻ”.

Cuộc sống gia đình với môi trường xung quanh là một khu cảng than với quá nhiều tệ nạn: trộm cắp - cờ bạc… Thêm cảnh gia đình luôn lục đục vì không có tiền cho những sinh hoạt phí tối thiểu như ăn uống, lo cho các con học hành.

Một số bạn hàng xóm của cậu đã dần bỏ học đi làm theo bố mẹ, hoặc cũng có những người sa vào những việc phạm pháp để mưu sinh vì cuộc sống khó khăn. Tâm trạng của H mỗi khi rời ghế nhà trường luôn dằn vặt đấu tranh đứng giữa việc tiếp tục đi học hay hoà mình với hoàn cảnh xung quanh nơi mình đang sinh sống?

Với một cậu bé đang tuổi lớn như H, việc giữ vững lập trường để không sa vào tệ nạn khi sống giữa môi trường phức tạp không hề đơn giản. Manh áo trắng học trò cậu đang mặc trở nên quá khó nhọc khi phải lăn lộn với xung quanh đầy rãy những cám dỗ của bụi đời. Và cô giáo dạy vật lý - người đầu tiên đã đưa tay kéo H lại với việc học.

Được nghe một đồng nghiệp chia sẻ về cuộc đời của H, cô đã đã chủ động liện hệ giúp cậu trò nghèo đi học thêm Toán - môn học sở trường của H. Rồi đến những năm tiếp theo là học thêm môn vật lý, hoá học.

Biết cậu trò nghèo cần mở rộng thêm kiến thức để thi vào đại học theo khối A mà chẳng thể có điều kiện đi học, cô hết lòng động viên H tiếp tục vươn lên, cố gắng để theo học những môn cần thiết.

Gốc rễ của việc học thật đắng! Biết rằng chặng đường trước mắt trải đầy “hoa hồng” mà bàn chân kia đã có lúc nản lòng khi thấm đau bởi “những mũi gai”… Không ít lần, cậu trò nghèo đã rình bỏ cuộc, mỗi lần như vậy là cô lại xuất hiện động viên và tiếp thêm nghị lực cho học trò.

Có lần, cảm thấy mình không thể tạo thêm gánh nặng đeo đẳng bố mẹ được nữa, H đã bỏ học thêm đến một tháng liền. Khi biết chuyện, cô đã không trách mà chỉ gặp riêng H khuyên nhủ: “nếu em bỏ học thì kỳ thi đại học sẽ không qua được đâu, cố gắng lên em, đừng bỏ cuộc!”. Lời nói của cô thủ thỉ, chân thành mà như có sức mạnh diệu kỳ thôi thúc cậu học trò có thêm động lực để tiến về phía trước…

Mười năm sau ngày tốt nghiệp THPT, cậu học trò giàu nghị lực năm nào đã nay đã trở thành chàng kỹ sư chế tạo ô tô rắn giỏi làm việc trong một hang ô tô nổi tiếng.

Cậu quay trở lại tìm cô để bày tỏ lời tri ân ấp ủ bấy lâu. Cô khẽ cười thật tươi và nói “Thật mừng vì em đã vượt qua được giai đoạn khó khăn”. Cậu bồi hồi xúc động, thấy mình thật may mắn vì đã gặp những người như cô, sẵn sàng đưa bàn tay ấm áp ra nắm lấy bàn tay của cậu học trò bé nhỏ khi cậu ở ranh giới mong manh nhất dễ bước sang lầm đường lạc lỗi.

Giữa lúc cuộc đời H gặp nhiều khó khăn chồng chất, chính bàn tay cô đã dứt khoát kéo cậu lên, đưa cậu ra khỏi u ám và bóng đêm của môi trường xung quang đầy “bùn sình” và tệ nạn. Thắp lên trong cậu ngọn lửa của ý chí, của quyết tâm và ngọn lửa tri thức làm hành trang cho cậu bước vào đời.

Lời Phật dạy “Món nợ lớn nhất của đời người là món nợ tình cảm”, cho đến bây giờ, cả tình thương, sự dìu dắt và học phí cho những tháng ngày ôn thi Đại học miệt mài cậu vẫn chưa thể trả ơn cô. Chỉ nguyện cả đời khắc ghi trong tim công ơn trời biển đó!

Gần hai mươi năm rời xa mái trường yêu dấu, những kiến thức trong bài giảng mà cô dạy thì H không còn nhớ được bao nhiêu, nhưng bài học làm người được học từ cô sẽ theo H mãi mãi.

Cô đã dạy cho anh tình thương và lòng vị tha cao cả, khiến cho lòng H thầm ước mong các bạn học sinh nếu đứng ở ranh giới chênh vênh như H ngày xưa sẽ gặp được những người thầy tiếp bước - nâng đỡ như H đã từng được gặp cô giáo dạy vật lý của mình ngày ấy.

Một người thầy thời đại học đã từng nói với cậu: “người học trò chân chính là người mong bằng thầy của mình, còn người thầy chân chính là người mong học trò giỏi hơn mình”. Sau bao nhiêu năm ra trường, H mới càng thấm thía: để có bằng được một phần nhỏ nhân cách của thầy cô đã dạy mình thật là khó biết bao!

Trong quá trình trưởng thành, H đã gặp thật nhiều người thầy, mỗi người đều cho cậu những bài học như những mảnh ghép không thể thiếu của cuộc sống. Từ trái tim mình cậu muốn nói thật chân thành lời cảm ơn những người thầy đáng kính đã cho cậu có được ngày hôm nay.

Trở lại đường đến nhà cô vào một buổi chiều mùa đông ít rét, nắng vẫn hanh hao vờn qua kẽ lá đung đưa. Cậu dừng lại bên góc phố ven đường, mắt hướng theo bước chân của những cô cậu học trò đang rôm rả đợi chờ nhau đến thăm thầy cô giáo cũ nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chợt cậu đọc được bức thư tay của một thầy Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Sĩ Liên gửi tới một học trò: "Thầy chẳng giúp gì được cho con, chỉ có lời động viên và chút quà nhỏ mong con nhận để khi muốn ăn gì con mua ăn cho đỡ thèm, đỡ đói, để có sức khỏe còn học tập, chăm sóc em con, cho mẹ con yên tâm chữa bệnh để mau khỏe về với con".

Khoé mắt cậu cay cay như ngày đầu cô giáo đưa cậu vào lớp học. Đã bao năm trôi qua và tấm lòng thầy cô dưới mái trường này dành cho các học trò vẫn ấm áp, vẹn nguyên như thế.

Cậu chợt nhớ đến cô bạn cùng lớp xưa vẫn hay làm thiện nguyện mà cậu hay gửi gắm, bật chát zalo lên và kèm theo dòng tin nhắn: “Tớ muốn gửi cho các em học trò khó khăn một chút quà”. /.

Bạn đang đọc bài viết Cậu học trò đặc biệt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.