Chủ nhật, 28/04/2024 11:38 (GMT+7)

Chất lượng môi trường không khí và nước KV miền Trung và Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2023

MTĐT -  Thứ tư, 20/09/2023 16:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên là đơn vị đầu mối của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thực hiện quan trắc môi trường quốc gia tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Theo báo cáo của Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên- đơn vị đầu mối của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thực hiện quan trắc môi trường quốc gia tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Năm 2023, Trung tâm được giao thực hiện “Chương trình quan trắc môi trường quốc gia đối với môi trường khí và nước” tại khu vực với mục tiêu theo dõi hiện trạng chất lượng môi trường nước, không khí theo không gian và thời gian, kịp thời phát hiện và cảnh báo các trường hợp ô nhiễm, các sự cố ô nhiễm môi trường nước và không khí nhằm đề xuất giải pháp khắc phục. 

Chương trình quan trắc được thực hiện tại 33 điểm không khí thuộc địa bàn các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); 36 điểm nước mặt trên 2 lưu vực sông (LVS): Hương, Vu Gia - Thu Bồn tại 04 tỉnh, thành phố (Kon Tum, Quảng Nam, Tp Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế); môi trường nước biển ven bờ tại 34 điểm thuộc 07 tỉnh, thành phố (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định).

Chất lượng môi trường nước mặt được đánh giá dựa theo chỉ số chất lượng nước của Việt Nam (VN_WQI) do Tổng cục Môi trường ban hành theo Quyết định số 1460/QĐ - TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam và được tính theo các thông số quan trắc đặc trưng bao gồm: nhiệt độ, pH, một số thông số kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hữu cơ và dinh dưỡng. Chất lượng môi trường không khí được đánh giá, so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT (TB 01h) và QCVN 26:2010/BTNMT. Chất lượng môi trường nước biển được đánh giá, so sánh với QCVN 10-MT:2015/BTNMT.

Báo cáo cho biết, diễn biến chất lượng môi trường không khí và nước 6 tháng đầu năm 2023 (thực hiện từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023).

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Kết quả quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn và cường độ dòng xe qua 4 đợt trong 6 tháng đầu năm 2023 (tháng 3, tháng 4, tháng 5 và tháng 6) tại 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho thấy môi trường không khí chủ yếu bị ô nhiễm tổng bụi lơ lửng (TSP) và tiếng ồn với tỉ lệ trung bình là 27,3% giá trị TSP vượt QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/m3) (viết tắt là QCVN 05) và 48,5% giá trị tiếng ồn vượt QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA) tại các trục giao thông lớn và KCN; các thông số SO2 và NO2 thấp hơn giới hạn cho phép.

Bảng 1. Tỷ lệ % thông số vượt ngưỡng trong môi trường không khí tại khu vực miền Trung 6 tháng đầu năm 2023

tm-img-alt

Ghi chú: tiếng ồn theo QCVN 26: 2010/BTNMT

Qua 4 đợt quan trắc 6 tháng đầu năm 2023, tại 33 điểm cho thấy giá trị TSP trung bình dao động từ 159,5 – 351,5 µg/m3, với giá trị TSP trung bình cao nhất tại điểm đo gần chỗ ô tô Trường Hải – Quảng Nam (351,5 µg/m3) vượt QCVN 05 (300 µg/m3) với 1,17 lần, nguyên nhân đây là nút giao thông ngay đường Quốc lộ 1A nên lưu lượng xe cộ qua lại rất đông làm gia tăng giá trị TSP. Giá trị TSP trung bình 6 tháng đầu năm 2023 có 9/33 điểm quan trắc vượt QCVN 05 (300 µg/m3), chiếm tỷ lệ 27,3%. Các điểm quan trắc có giá trị vượt quy chuẩn tập trung chủ yếu tại các trục đường giao thông và gần các khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp. Nhìn chung, giá trị TSP tại đa số các điểm quan trắc có xu hướng tăng dần từ đợt 1 đến đợt 3 và giảm vào đợt 4.

tm-img-alt
Biểu đồ 1. Giá trị TSP vùng KTTĐ miền Trung 6 tháng đầu năm 2023

Ô nhiễm tiếng ồn tập trung tại các điểm quan trắc trên tuyến giao thông lớn và điểm gần KCN, đặc biệt vào các giờ cao điểm, mức độ ồn trung bình dao động trong khoảng 56,5 – 82,5 dBA. Giá trị tiếng ồn giữa các đợt quan trắc trong 6 tháng đầu năm 2023 ít có sự biến động. 

tm-img-alt
Biểu đồ 2.Giá trị tiếng ồn vùng KTTĐ miền Trung 6 tháng đầu năm 2023

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Kết quả quan trắc môi trường nước mặt qua 4 đợt của 6 tháng đầu năm 2023 tại LVS Vu Gia - Thu Bồn (30 điểm quan trắc) và sông Hương (6 điểm quan trắc) có chỉ số VN_WQI trung bình dao động từ 81 - 97, chất lượng nước đạt mức tốt và rất tốt, trong đó: có 13/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 36,1%), 23/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 63,9%).

tm-img-alt
Biểu đồ 3. Chất lượng môi trường nước theo chỉ số VN_WQI trên 2 LVS tại miền Trung và Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2023

Lưu vực sông Hương

Chất lượng nước trên LVS Hương 6 tháng đầu năm 2023 có giá trị VN_WQI trung bình nằm trong khoảng 89 – 96. Nhìn chung, chất lượng nước trên LVS Hương duy trì ở mức tốt đến rất tốt, cụ thể: 4/6 các điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, 2/6 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.

tm-img-alt
Biểu đồ 4. Diễn biến VN_WQI trên Sông Hương 6 tháng đầu năm 2023

Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Chất lượng nước trên LVS Vu Gia - Thu Bồn 6 tháng đầu năm 2023 có giá trị WQI trung bình nằm trong khoảng 81 - 97, duy trì ở mức tốt đến rất tốt, có: 9/30 các điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, 21/30 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.

tm-img-alt
Biểu đồ 5. Diễn biến chất lượng nước trên sông Thu Bồn 6 tháng đầu năm 2023
tm-img-alt
Biểu đồ 6. Diễn biến chất lượng nước trên sông Vu Gia 6 tháng đầu năm 2023

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Khu vực ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 được đánh giá qua 04 đợt quan trắc tại 34 điểm/đợt tập trung tại khu vực ven biển của 7 tỉnh/ thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. 

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)        

Giá trị TSS qua 4 đợt quan trắc 6 tháng đầu năm 2023 dao động từ <6,0 - 76,0 mg/L với giá trị cao nhất tại bãi biển Hải Ninh (đợt 1) 76,0 mg/L, vượt 1,5 lần QCVN 10 cột 1&2. Tại đa số các điểm quan trắc ở Quảng Bình và Quảng Trị, giá trị TSS tăng mạnh vào đợt 1 và đợt 2. Các điểm quan trắc từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có giá trị TSS tăng mạnh vào đợt 3 và đợt 4.

tm-img-alt
Biểu đồ 7. Giá trị TSS vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 (Quảng Bình và Quảng Trị)
tm-img-alt
Biểu đồ 8. Giá trị TSS vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 (Thừa Thiên - Huế, Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định)

Giá trị N - NH4+

Giá trị N-NH4+ dao động từ  <0,06 – 0,48 mg/L. Trong đó: giá trị N-NH4+ cao nhất tại cửa Nhật Lệ (đợt 2) 0,48 mg/L, vượt 4,8 lần QCVN 10 cột 1. Nhìn chung, đa số các điểm quan trắc giá trị N-NH4+ đều đạt QCVN 10 cột 1&2, tuy nhiên tại bãi biển Hải Ninh (Quảng Bình), biển Triệu Lăng và cửa Việt (Quảng Trị) giá trị N-NH4+ tăng mạnh và vượt QCVN 10 cột 1 vào 4 đợt quan trắc.

tm-img-alt
Biểu đồ 9. Giá trị N-NH4+ vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 (Quảng Bình và Quảng Trị)
tm-img-alt
Biểu đồ 10. Giá trị N-NH4+ vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023(Thừa Thiên - Huế, Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định)

Giá trị P-PO43-­­

Giá trị P-PO43-­­ dao động từ <0,03 – 1,16 mg/L với giá trị vượt cao nhất tại điểm quan trắc cửa sông Hương (đợt 2) là 1,16 mg/L, vượt 3,9 lần QCVN 10 cột 2. Tại cảng Tiên Sa và biển Bãi Rạng, giá trị P-PO43-­­ vượt QCVN 10 cột 1. Giá trị P-PO43-­­ vượt QCVN 10 cột 2 tại: Âu thuyền Thọ Quang (đợt 1, đợt 2, đợt 3 và đợt 4), cửa sông Hương (đợt 2). Các điểm quan trắc còn lại đều đạt QCVN 10 cột 1&2.

tm-img-alt
Biểu đồ 11. Giá trị P-PO4-3 vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 (Quảng Bình và Quảng Trị)
tm-img-alt
Biểu đồ 12. Giá trị P-PO4-3 vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 (Thừa Thiên - Huế, Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định)

Giá trị Fe

Giá trị Fe dao động từ <0,3 – 0,93 mg/L, giá trị vượt cao nhất tại cửa Ròn (đợt 4) là 0,93 mg/L, vượt 1,9 lần QCVN 10 cột 1&2. Giá trị Fe có xu hướng tăng mạnh vào đợt 1 và đợt 4, riêng tại bãi biển Hải Ninh, giá trị Fe tăng mạnh và vượt QCVN 10 cột 1&2 vào đợt 2 và đợt 3. 

tm-img-alt
Biểu đồ 13. Giá trị Fe vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023(Quảng Bình và Quảng Trị)
tm-img-alt
Biểu đồ 14. Giá trị Fe vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 (Thừa Thiên - Huế, Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định)

Giá trị Dầu mỡ khoáng

Kết quả quan trắc Dầu mỡ khoáng tại 10 điểm 6 tháng đầu năm 2023 dao động từ <0,3 – 1,120 mg/L, với giá trị cao nhất tại Cảng Tiên Sa vượt QCVN 10 cột 2 là 3,7 lần. Giá trị Dầu mỡ khoáng vượt QCVN 10 cột 1&2 tại đa số các điểm quan trắc. Ngoại trừ điểm quan trắc tại cửa sông Gianh (đợt 3, đợt 4), giá trị Dầu mỡ khoáng nhỏ hơn LOQ (0,3 mg/L).

tm-img-alt
Biểu đồ 15. Giá trị Dầu mỡ khoáng vùng ven biển duyên hải miền Trung  6 tháng đầu năm 2023

Từ kết quả quan trắc môi trường thuộc chương trình quan trắc môi trường nước quốc gia 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy:

- Đối với môi trường không khí và tiếng ồn: nhìn chung diễn biến giá trị các khí ô nhiễm SO2, NO2  đều nằm trong giới hạn QCVN 05 chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên, giá trị tổng bụi lơ lửng và tiếng ồn trung bình vượt quy chuẩn tại một số KKT, KCN và các trung tâm đô thị thương mại, khu dân cư. Ô nhiễm tiếng ồn có ít có sự biến động qua các đợt quan trắc, tuy nhiên ô nhiễm tổng bụi lơ lửng tăng dần từ đợt 1 đến đợt 3 và giảm vào đợt 4 tại các đô thị và khu vực giao thông.

- Đối với môi trường nước: chất lượng nước mặt tại LVS Vu Gia – Thu Bồn và LVS Hương 6 tháng đầu năm 2023 có chỉ số VN_WQI trung bình dao động từ 81 - 97, chất lượng nước đạt mức tốt và rất tốt, trong đó: có 13/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 36,1%), 23/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 63,9%).

- Đối với môi trường nước biển ven bờ: kết quả quan trắc thành phần môi trường nước biển ven bờ vùng ven biển duyên hải miền Trung 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy các thông số TSS, N-NH4+, P-PO43-, Fe, Dầu mỡ khoáng có giá trị vượt ngưỡng quy định theo QCVN 10, các thông số còn lại chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

KS. NGUYỄN QUANG VINH
ThS. PHẠM THỊ HỮU
ThS. CHU THỊ QUỲNH
ThS. LÊ CHÂU QUANG VIỄN
Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường

Bạn đang đọc bài viết Chất lượng môi trường không khí và nước KV miền Trung và Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau