Thứ hai, 29/04/2024 09:34 (GMT+7)

Cô giáo tâm huyết với môn lịch sử

Văn Thanh -  Thứ hai, 21/11/2022 10:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề - đó là những lời nhận xét của đồng nghiệp, học sinh dành cho cô Trần Thị Đoan Trang, sinh năm 1980, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí tại trường TH-THCS Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Được thầy Hiệu trưởng trường TH-THCS Triệu Độ Vũ Anh Tuấn giới thiệu, chúng tôi có dịp gặp cô Trần Thị Đoan Trang, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử-Địa lý của trường. Cô Trang là người có nhiều thành tích tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp huyện, cấp tỉnh môn Lịch sử.

tm-img-alt
Cô giáo Trần Thị Đoan Trang (bên trái)

Bắt đầu sự nghiệp “trồng người” bằng tất cả sự đam mê, lòng yêu thích của mình nên qua nhiều năm công tác, cô luôn được đồng nghiệp yêu mến, học sinh nể phục. Có lẽ đối với người giáo viên không phần thưởng nào quý giá bằng sự yêu thích, chờ đợi của học sinh đối với mình trong mỗi tiết học. Cô Trang tâm sự: Lâu nay, Lịch sử vốn là môn học khô khan, lại phải học bài nhiều, nếu thật sự không yêu thích thì học sinh khó lòng tiếp thu được. Vì lẽ đó, tôi luôn tự tìm tòi, đổi mới cách dạy, lồng ghép những câu chuyện lịch sử thích hợp vào bài giảng, sao cho mỗi tiết học là một niềm vui, là sự khám phá thú vị của các em; thêm vào đó, tôi còn cho học sinh được trình bày và tự nhận xét để tăng tính trao đổi.

Với tâm niệm đã là một giáo viên thì chuyên môn của mình phải thật vững, vì vậy, cô Trang luôn nỗ lực nâng cao trình độ để nắm vững kiến thức, áp dụng được nhiều phương pháp dạy học, nắm bắt những cái mới, tạo được không khí thoải mái, vui vẻ trong từng tiết học.

Chính nhờ đó, qua 20 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô giáo Trần Thị Đoan Trang, đã có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Lịch sử tại trường, qua các năm đều có giải khá cao: Tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện tại trường từ năm 2012 đến nay, năm nào cũng có giải nhất, nhì…. Năm học 2015-2016: đạt 7 giải trong đó 1 giải nhất, 1 nhì và 5 giải khuyến khích. Năm học 2016-2017: đạt 7 giải trong đó 1 giải nhất, 1 nhì, 2 ba và 3 giải khuyến khích. Năm học 2018-2019: 6 giải/8 em dự thi gồm 2 giải nhì, 2 giải ba, 2 giải khuyến khích.  Năm học 2019-2020: 7giải /8 em dự thi:  2nhất, 1 nhì , 1ba, 3 khuyến khích. Năm học 2021-2022: 6 giải/8 em dự thi gồm 1 nhất, 1 nhì, 2 ba, 2 khuyến khích. Năm học 2022-2023 : 4 giải/5 em dự thi gồm 1 nhất, 1 nhì, 1 ba, 1 khuyến khích.

Tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh tại trường từ năm 2012 đến nay, năm nào cũng có giải: Năm học 2016-2017 đạt 1 nhì, 1 ba.. Năm học 2017-2018 đạt 2 giải nhất, 1 giả ba. Năm học 2019-2020 đạt 2 giải ba. Năm học 2020-2021 đạt 2 giải khuyến khích. Năm học 2021-2022 đạt 1 giải ba, 1 giải khuyến khích.

Tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Huyện dự thi cấp tỉnh: đạt nhiều giải khá cao: Năm học 2016-2017: đạt 7 giải trong đó 1 giải nhất, 1 nhì, 2 ba và 3 giải khuyến khích (giải nhì toàn đoàn). Năm học 2017-2018 xếp thứ nhất toàn đoàn trên toàn tỉnh (8/8 hs đạt giải) trong đó 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích.  Năm học 2018-2019 xếp thứ ba toàn đoàn trên toàn tỉnh (7/8hs đạt giải trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích). Năm học 2019-2020 xếp thứ nhất toàn đoàn trên toàn tỉnh (7/8hs đạt giải trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích).  Năm học 2021-2022 đạt 5 giải gồm 2 giải ba và 3 giải khuyến khích…

Bạn đang đọc bài viết Cô giáo tâm huyết với môn lịch sử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.