Chủ nhật, 28/04/2024 17:33 (GMT+7)

Dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu sắt

MTĐT -  Thứ năm, 31/03/2022 14:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sắt là khoáng chất quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, đây là bệnh lý khá phổ biến và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy bạn cần nắm được cách dấu hiệu thiếu sắt thiếu máu để có phương pháp bổ sung sắt đúng và đủ.

1. Những dấu hiệu “tố” bạn thiếu sắt

Trong hồng cầu sản sinh ra máu có loại protein được gọi là huyết sắc tố hemoglobin, giúp mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin và góp phần giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng.

Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vì cơ thể không đủ chất sắt trong hệ thống tuần hoàn để các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Từ đó dẫn đến các triệu chứng thường gặp như:

Da nhợt nhạt, xanh xao

Đây là một trong các dấu hiệu thiếu sắt phổ biến. Các huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu làm máu có màu đỏ, nếu nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp có thể khiến da không còn hồng hào.

tm-img-alt

Tình trạng da nhợt nhạt có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, hoặc ở một số khu vực như mặt, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới và thậm chí cả móng tay.

Móng tay giòn, tóc khô, dễ gãy rụng

Da, tóc, móng khô và dễ hư tổn có thể là dấu hiệu thiếu sắt. Vì khi thiếu sắt cơ thể không đủ oxy đến các cơ quan và các mô, da, móng tay, móng chân và tóc bị thiếu oxy có thể trở nên khô yếu. Nghiêm trọng hơn là người bệnh có thể bị rụng tóc.

tm-img-alt

Khó thở, hơi thở gấp

Khi cơ thể thiếu sắt, hồng cầu giảm, cơ bắp không được cung cấp đủ oxy cho các hoạt động bình thường, nhịp thở sẽ tăng lên để cơ thể đón nhận được nhiều oxy hơn. Vì vậy dấu hiệu dễ thấy khi thiếu sắt là hơi thở gấp, đau ngực và khó thở, nhất là khi vận động hằng ngày như đi bộ, leo cầu thang, hoặc làm việc.

Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu

Tình trạng thiếu máu, nồng độ hemoglobin thấp trong các tế bào hồng cầu không đủ bơm oxy lên nào có thể khiến các mạch máu trong não sưng lên, gây ra áp lực và khiến người bệnh đau đầu hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm khả năng tập trung.

tm-img-alt

Đánh trống ngực, tim đập nhanh

Vì thiếu sắt nên nồng độ hemoglobin thấp khiến tim phải làm việc nhiều hơn để mang oxy. Do đó dẫn đến nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh bất thường. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy tim, suy phổi.

Lưỡi, miệng sưng đau

Một trong những dấu hiệu thiếu sắt dễ thấy nhất đó là nhìn vào khoang miệng: lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt, hoặc khô miệng, nứt khóe miệng, loét miệng. Do thiếu sắt nên nồng độ myoglobin thấp gây ra sưng, đau cơ lưỡi.

Hội chứng chân bồn chồn

Hội chứng chân bồn chồn không yên là sự kích thích mạnh mẽ để di chuyển chân khi nghỉ ngơi, gây khó chịu hoặc có cảm giác ngứa ngáy ở chân. Tình trạng này hay xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ. Nồng độ sắt càng thấp, triệu chứng càng nặng.

Mệt mỏi, uể oải

Cũng vì cơ thể không đáp ứng đủ lượng máu và oxy đến các mô và cơ bắp nên tim phải làm việc vất vả hơn, khiến bạn chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, tâm trạng cáu kỉnh, khó tập trung, giảm hiệu suất làm việc.

Các dấu hiệu thiếu sắt khác như

Chân tay lạnh, dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch giảm, thèm đồ ăn lạ như đất sét, đá, phấn,… điều này hay xảy ra ở phụ nữ có thai.

2. Nguyên nhân

Do chế độ ăn: Người trưởng thành cần 8mg sắt mỗi ngày đối với nam, 18 mg mỗi ngày đối với nữ dưới 50 tuổi và 8 mg khi sau tuổi 50. Nhiều người ăn chế độ ăn kiêng, ăn chay, người kén ăn, người già... thường có chế độ ăn không cung cấp đủ lượng chất sắt cần thiết có thể dẫn tới thiếu sắt.

Do kém hấp thu sắt: Một số tình trạng bệnhhoặc đồ uống, thực phẩmmà bạn đang dùng có thể ngăn cơ thể hấp thụ sắt đúng cách, dù ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Đó là các bệnh đường ruột và tiêu hóa; tiền sử từng phẫu thuật tiêu hóa (chẳng hạn như phẫu thuật cắt dạ dày); đột biến gene. Người uống nhiều trà, cà phê cũng làm giảm hấp thu sắt. Trẻ nhỏ uống quá nhiều sữa cũng có thể giảm hấp thu sắt gây thiếu máu.

Mất máu: Hemoglobin trong tế bào hồng cầu là một loại protein chứa hầu hết lượng sắt của cơ thể. Do vậy, nếu vì một lý do nào đó mà cơ thể mất máu có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu sắt. Mất máu có thể do chấn thương, hoặc lấy máu quá thường xuyên. Nhưng phổ biến hơn cả là: Chảy máu trong do loét dạ dày, loét hoặc ung thư ruột kết; Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, dài ngày; Người thường xuyên sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID); Chảy máu đường tiết niệu; Điều kiện di truyền hiếm gặp; Trải qua phẫu thuật.

Các điều kiện khác: Các tình trạng khác có thể gây thiếu sắt như suy thận, suy tim sung huyết, béo phì.

tm-img-alt

3. Phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?

Căn cứ vào mức độ thiếu máu bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình bổ sung sắt để khôi phục dự trữ sắt cho cơ thể.

Nếu thiếu máu thiếu sắt nhẹ có thể chỉ cần uống vitamin chứa sắt hằng ngày hoặc uống viên sắt theo chỉ định. Nếu tình trạng thiếu nặng thì truyền máu là cách bổ sung hemoglobin nhanh chóng.

Nên bù sắt bằng chế độ ăn uống hằng ngày. Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, gan, các loại rau xanh đậm, ngũ cốc,…

Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt như uống viên sắt, nhất là ở phụ nữ mang thai. Ngoài chế độ ăn giàu chất sắt, mẹ bầu nên uống kết hợp viên sắt và acid folic theo chỉ định của bác sĩ để đề phòng dị tật thai nhi và tăng cường sức khỏe mẹ.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung sắt như sắt hữu cơ, sắt vô cơ, sắt dạng nước, sắt dạng viên, nhưng viên uống sắt hữu cơ có nhiều ưu điểm vượt trội như không bị tanh, chứa sắt hữu cơ dễ hấp thu, không lo bị lắng đọng như sắt vô cơ. Ngoài ra còn được bổ sung thêm các chất tạo máu như acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano, mè đen giúp giảm tình trạng táo bón.

Chú ý, thời điểm uống viên sắt tốt nhất là lúc sáng mới thức dậy, hoặc sau ăn sáng 1-2 giờ. Không được uống sắt cùng lúc với canxi, không uống thuốc bằng nước trà, cà phê, thay vào đó nên uống sắt cùng nước cam, các loại nước giàu vitamin C để sắt được hấp thu tối đa.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu sắt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.